Giữa tháng Tư, khi đề nghị này được báo cáo lần đầu ở Đại bản doanh thì
I. V. Xta-lin không đồng ý. Đồng chí có khuynh hướng cứ tiếp tục những
hành động tiến công.
- Chúng ta cần suy nghĩ thêm – Tổng tư lệnh tối cao nói, mặc dầu biết rõ
là nhiều tư lệnh phương diện quân phản đối việc tiến hành những chiến dịch
đệm, vì thường thu được ít kết quả.
Đến ngày hôm sau, I. V. Xta-lin mới đồng ý cho hướng Tây – Bắc và
hướng Tây chuyển sang phòng ngự. Những chỉ thị về việc này ban hành
ngày 17 và 19 tháng Tư. Còn với những phương diện quân khác thì Tổng tư
lệnh tối cao ra lệnh không được vội vã, mà như cách nói của đồng chí là
phải “chuyển sang phòng ngự dần dần”, theo mức độ tạm ngừng tiến công.
Thực tế thì, từ ngày 1 tới 7 tháng Năm, các nơi mới nhận được chỉ thị
chuyển sang phòng ngự. Cần phải nói rõ rằng trong bất cứ trường hợp nào
nội dung của những chỉ thị ấy cũng vẫn toát lên tinh thần chuẩn bị cho tiến
công. Đại bản doanh yêu cầu:
“1. Tổ chức quan sát địch hằng ngày thật cẩn thận, có nhiệm vụ phát hiện
hệ thống phòng ngự và hỏa lực từng hỏa điểm độc lập của địch, từng khẩu
đội súng cối và pháo. Mọi biến động về tình hình địch phải được kịp thời
cân nhắc và ghi vào những sơ đồ trinh sát và sơ đồ các mục tiêu.
2. Để ngụy trang hệ thống phòng ngự, phải che giấu những phương tiện
hỏa lực của ta và tích lũy đạn dược, cần giảm bớt những hoạt động bắn phá
của pháo binh, súng cối và vũ khí của bộ binh; quy định cho những phương
tiện hỏa lực nào được tách riêng ra để phát huy hỏa lực. Tất cả những trận
địa hỏa lực mà địch đã bắn vào đều phải đổi chỗ.
Chỉ được phép bắn từ những trận địa hỏa lực lâm thời hoặc dự bị.
Việc quy định giới hạn tiêu phí đạn dược trong ngày cho từng khẩu đội,
nhất là pháo cỡ lớn (pháo cối 120 mi-li-mét, lựu pháo 122 mi-li-mét và 152
mi-li-mét), phải làm thật chặt chẽ”.
Bộ tổng tham mưu tiến hành xây dựng ý định tác chiến công, rồi sau đó
xây dựng kế hoạch hành động trong chiến cục mùa hè năm 1944, trên cơ sở