ấy. Như vậy, thực tế có nghĩa là muốn đột phá vào những trận địa quân địch
thì phải có một số lượng lớn pháo binh để chế áp chắc chắn và đánh tan
chúng ở ngay trong vùng chiến thuật.
Tuy vậy, cũng cần phải phát huy tác dụng, gây ảnh hưởng đến những đội
dự bị trong tung thâm, dù cho chúng nhỏ yếu thế nào đi nữa. Vì vậy, chúng
tôi đã thảo luận đến phương án dùng những quả đấm xe tăng mạnh đột kích
sâu vào hướng Bô-ri-xốp Min-xcơ để tiêu diệt những lực lượng dự bị của
chúng trước khi chúng bước vào chiến đấu. Mũi đột kích như vậy, theo dự
đoán của chúng tôi, hẳn sẽ giữ vai trò quyết định để phát triển chiến dịch
theo nhịp độ cao trên tất cả các hướng, kể cả hướng Bô-brui-xcơ.
Nhưng cả ba phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a, không phương diện quân
nào có lấy một tập đoàn quân xe tăng, nên phải xin Đại bản doanh. Thỏa
thuận là I. Đ. Tséc-nhi-a-khốp-xki thì đề nghi xin, còn Bộ tổng tham mưu thì
ủng hộ.
Sau khi đã giải quyết việc tập trung những cô gắng chủ yếu vào đâu trong
chiến cục mùa hè năm 1944, thì vấn đề thời hạn hành động lập tức được đặt
ra trong chương trình thảo luận. Những tính toán sơ bộ cho biết rằng: trước
lúc bắt đầu tiến công ở Bê-lô-ru-xi-a, cần có một thời gian tạm ngừng chiến
dịch để điều quân, tích lũy và chuyển lên phía trước những phương tiện vật
chất cần thiết, nhất là đạn dược và nhiên liệu. Rõ ràng, tất cả những vấn đề
trên không tránh khỏi làm nảy sinh ra một tình trạng khẩn trương lớn trong
ngành đường sắt. Khó khăn về vận tải cũng là một trong những nguyên nhân
khiến cho tất phải chuyển sang thế tạm thời phòng ngự.
Bộ tổng tham mưu không coi việc phòng ngự là mục tiêu chính, nhưng là
một biện pháp bắt buộc, giúp ta có điều kiện chuẩn bị tốt cuộc tiến công
quyết định sắp tới. Lại còn dự kiến nữa là việc chuyển sang phòng ngự trên
toàn bộ mặt trận Xô – Đức, kết hợp với việc ngụy trang chiến dịch, sẽ làm
cho quân địch mất phương hướng, khó đoán nổi những ý định xác thực của
Bộ chỉ huy Lên Xô.