của chúng. Bộ đội của phương diện quân này tiến sâu được 120 ki-lô-mét về
phía Tây – Bắc, và 70 tới 90 ki-lô-mét về phía Tây, giải phóng Tác-tu và
nhiều vùng dân cư lớn khác.
Do kết quả các chiến dịch mở ra đồng thời của một phương diện quân của
ta, nên tình hình quân địch ở miền Pri-ban-tích xấu đi một cách nghiêm
trọng. Ngay viên tướng Phri-xne, chỉ huy Cụm tập đoàn quân “bắc”, cũng
phải công nhận như thế, và Hít-le đã mượn cớ để cử tướng Séc-nơ thay Phri-
xne vào đúng những ngày cuối tháng Bảy.
Những hành động ở miền Pri-ban-tich không những phối hợp với cuộc
tiến công của các phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a và U-crai-na 1 mà còn
phối hợp với chiến dịch I-a-xư Ki-si-ni-ôp của quân đội xô-viết chống cụm
tập đoàn quân “nam U-crai-na” của địch. Ở đây, ngày 20 tháng Tám 1944,
các phương diện quân U-crai-na 2 và 3 hiệp đồng với Hạm đội Biển Đen và
Chi hạm đội Đa-nuýp đã làm cho địch thất bại thảm hại. Kết quả là phương
diện quân U-crai-na 2 đột nhập sâu vào lãnh thổ Ru-ma-ni, sau đó triển khai
chiến dịch sang đất Hung, trên hướng Bu-đa-pét.
Ngày 23 tháng Tám, nhân dân Ru-ma-ni, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản, đã lật đổ nền độc tài phát-xít của An-tô-ne-xcu. Chính phủ mới của Ru-
ma-ni cắt đứt quan hệ và tuyên chiến với nước Đức Hít-le. Phương diện
quân U-crai-na 3 thì tiến vào Bun-ga-ri.
Ngày 9 tháng Chín, nhân dân Bun-ga-ri, đứng đầu là Đảng công nhân,
cũng đoạn tuyệt với chủ nghĩa phát- xít thành lập Chính phủ dân chủ của
Mặt trận Tổ quốc và tuyên chiến với Đức.
Cuộc tiến công lại tiếp tục trên hướng Bê-ô-grát, từ biên giới Bun-ga-ri –
Nam Tư. Phương diện quân U-crai-na 4, được khôi phục lại ngày 5 tháng
Tám, tiến về phía trước, trên hướng núi Các-pát.
Nhưng hãy trở về với miền Pri-ban-tích. Chiến tuyến ở đây có lợi cho
chúng ta. Tới ngày 29 tháng Tám, chiến tuyến chạy dài xuống phía Tây Nác-
va 20 ki-lô-mét, và kéo xa nữa tới bờ Tây hồ Tsút-xcôỉ-ê, bao quanh Tác-tu,
hồ Vưa-txơ – I-a-rơ-vi, tiếp đến thượng lưu sông Ga-u-i-a, ăn xuống phía