Nhiệm vụ của những phương diện quân khác cũng được xác định như
sau:
Phương diện quân Pri-ban-tích 3, không kể tập đoàn quân 61, được phối
thuộc thêm quân đoàn xe tăng 10 và sự đoàn pháo binh cận vệ 2, sẽ đột phá
phòng ngự địch ở hai địa đoạn phía Nam hồ Vưa-txơ – I-a-rơ-vi và phát
triển kết quả trên hướng chung tới Txe-xít, rồi sau đó tới Ri-ga.
Phương diện quân Pri-ban-tích 2 tiêu diệt tập đoàn địch bố trí ở Ma-đô-
na, đồng thời từ khu vực Ma-đô-na tiến công dọc theo bờ Bắc sông Tây Đvi-
na tới Ri-ga và sử dụng một bộ phận lực lượng tiến công vào Đơ-déc-be-ne.
Phương diện quân Pri-ban-tích 1 sử dụng lực lượng của tập đoàn quân 43
và tập đoàn quân đột kích 4, từ phía Nam đột kích vào Ri-ga, không cho
địch rút quân về phía Tây. Đồng thời, các đơn vị bên cánh trái của phương
diện quân, làm nhiệm vụ yểm hộ đánh cánh quân địch bố trí tại Me-men,
phải tiến công vào Tu-cum-xơ, Ke-me-ri, để cắt địch ra khỏi miền Cuốc-lan-
đi-a.
Trong thời gian này, lương quan lực lượng ở miền Pri-ban-tích đối với
chúng ta có thuận lợi hơn. Về đạn dược, vẫn như trước đây, đòi hỏi của
chúng ta rất lớn, nhưng Bộ tổng tư lệnh tối cao Liên Xô chưa có khả năng
phân phối đấy đủ cho tất cả các phương diện quân. Cần phải chọn giữa miền
Pri-ban-tích với các mặt trận khác, và cố nhiên là phải phân phối đạn dược
trước tiên cho mặt trận nào sẽ quyết định kết cục của chiến cuộc và chiến
tranh nói chung.
Việc chỉ đạo những hành động chiến đấu ở miền Pri-ban-tích do A. M.
Va-xi-lép-xki thực hiện tại chỗ cho đến ngày 1 tháng Mười. Còn từ 1 tháng
Mười trở đi thì Va-xi-lép-xki chỉ chịu trách nhiệm có hai phương diện quân
là phương diện quân Pri-ban-tích 1 và phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3, ở
đây; dự kiến sẽ diễn biến những sự kiện quan trọng hơn.
Còn những chiến dịch của phương diện quân Lê-nin-grát vả hai phương
diện quân Pri-ban-tích 2 và 3 thì từ ngày ấy, do I. A. Gô-vô-rốp chỉ đạo.
Thời gian này, Gô-vô-rốp làm tư lệnh phương diện quân Lê-nin-grát. Hình
thức chỉ đạo có phần đặc biệt như vậy, giúp cho Đại bản doanh tập trung