Mấy hôm sau, Tổng tư lệnh tối cao quyết định nguyên soái Liên Xô Gh.
C. Giu-cốp, Phó Tổng tư lệnh tối cao, là người có kinh nghiệm nhiều nhất,
sẽ chỉ huy những đơn vị quân đội đánh chiếm thủ đô Béc-lin của nước Đức.
Ngày 16 tháng Mười một 1944, Gh. C. Giu-cốp được chỉ định giữ cuơng vị
tư lệnh phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 1. Nguyên soái Liên Xô C. C. Rô-
cô-xốp-xki từ đây chuyển sang phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 2 thay G.
Ph. Da-kha-rốp. Xta-lin đích thân thông báo việc ấy cho các đồng chí trên
bằng điện thoại.
Tổng tư lệnh tối cao tự mình đảm nhiệm việc phối hợp hành động của bốn
phương diện quân trên hướng tiến vào Béclin, do đó A. M. Va-xi-lép-xki
không cần phải công tác ở phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3 nữa. Với tư
cách là đại điện của Đại bản doanh, đồng chí được giao nhiệm vụ chỉ đạo
những chiến dịch của hai phương diện quân Pri-ban-tích 1 và 2. Nhưng ngày
20 tháng Hai 1945, khi đại tướng I. Đ Tséc-ni-a-khốp-xki hy sinh, A. M. Va-
xi-lép-xki lại trở về phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3, đồng chí làm tư lệnh
phương diện quân thì A. I. An-tô-nôp được cứ giữ chức tổng nham mưu
trưởng.
Vậy là chúng ta đã dự kiện mở đồng loạt những đòn đột kích mãnh liệt
của một số phương diện quân ngay từ đầu năm 1945 trên hướng chiến lược
Béc-lin. Những đòn đột kích ấy nhằm phá vỡ và chia cắt mặt trận địch ra
từng mảnh, phá hủy đường giao thông và thông tin liên lạc của chúng, làm
rối loạn sự hiệp đồng của những cụm quân địch đang bố trí tại đấy và ngay
trong giai đoạn đầu của chiến cục, tiêu diệt những lực lượng chủ yếu của
chúng. Nhờ đó sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để kết thức chiến tranh.
Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 1 được chú ý hơn hết. Các đơn vị của
phương diện quân ấy sẽ tiến công từ những căn cứ bàn đạp Ma-gnu-sép và
Pu-la-vư. Sức đột phá phải thật mãnh liệt. Thế nhưng phần nào quân địch
cũng sẽ phát hiện ra hướng đột kích của chúng ta do sự xuất hiện của chính
những căn cứ bàn đạp ấy, cố nhiên chúng cũng sẽ tìm những biện pháp
chống trả.