và nguyên soái Cô-nép được chỉ thị: Phải đột kích theo hướng chủ yếu vào
Bre-xlau.
Tất nhiên là trong khi chuẩn xác lại kế hoạch thì việc chuẩn bị chiến dịch
vẫn cứ tiến hành: tập trung những đội dự bị, bổ sung mọi thứ cần thiết cho
các phương diện quân.
Đến cuối tháng Mười một, toàn cảnh cuộc tiến công sắp tới đã được xác
định hoàn toàn, mặc dầu mãi đến cuối tháng Chạp, các kế hoạch chiến dịch
ấy mới được Đại bản doanh phê chuẩn. Sau này, chỉ phải thay đổi một ít chi
tiết, chủ yếu là một số chiến dịch được bắt đầu sớm lên, do yêu cầu của các
nước đồng minh đang gặp gay go ở miền Ác-đê-nư. Khoảng giữa tháng
Chạp, quân Đức đánh ở đấy rất mạnh và thủ tướng Anh U. Sớc-sin phải đề
nghị I. V. Xta-lin chi viện.
Trung thành với nghĩa vụ đồng minh của mình, quân đội xô viết chuyển
sang tiến công quyết liệt ngày 12 tháng Giêng – trước thời hạn dự định 8
ngày. Nhịp độ tiến công, như đã nói trên, vượt tất cả mọi dự định của chúng
ta. Trên hướng trung tâm, từ ngày 24 tháng Giêng, bộ đội của các phương
diện quân Bê-lô-ru-xi-a 1 và U-crai-na 1 đã tới tuyến Pô-dơ-nan – Bre-xlau.
Lực lượng chủ yếu của cụm tập đoàn quân “trung tâm” Đức phòng ngự ở Ba
Lan bị thua nặng. Tàn quân của chúng rút về phía Tây và Tây – Bắc.
Việc phân tích tình hình cuối tháng Giêng 1945 xác nhận rằng: kết luận
chúng ta đã rút ra trước đây về sự cần thiết phải tiến công liên tục, cho đến
khi chiếm được Béc-lin, là đúng. Nhưng trong thời gian ấy, chưa thể xem
việc Béc-lin thất thủ có nghĩa là nước Đức đầu hàng hoàn toàn. Vì địch vẫn
còn giữ được những cụm quân khá mạnh ở Tây Âu và cả ở Hung. Riêng chỉ
trong khu vực Bu-đa-pét, theo ước tính của ta hồi ấy, thì địch đều có 11 sư
đoàn xe tăng và nhiều đơn vị khác, có thể cầm cự được thêm một thời gian
nào đó nữa.
Chúng ta được biết là Hít-le có ý đồ tiếp lục cố thủ trong cái “pháo đài núi
An-pơ” (Tên gọi một vùng ở Nam Đức, có khối núi An-pơ hiểm trở, Hit-le
đã cho thành lập khu cố thủ để lâm thời rút xuống đấy chống cự. – ND.); các
nước Đổng minh cũng biết như thế, và U. Sớc-sin có hỏi Xta-lin về kế hoạch