Không còn nghi ngờ gì nữa, các nước Đồng minh có ý đồ chiếm lấy Béc-
lin trước chúng ta, mặc dầu theo hiệp định I-an-ta, thủ đô nước Đức đã được
liệt vào vùng chiếm đóng của quân đội xô-viết. Ngày nay, mọi người đều
biết tạp hồi ký của Sớc-sin, kẻ đã quá cố, và biết ông ta đã xúi giục Ru- dơ-
ven với Ai-xen-hao hành động trong việc này ra sao. Trong bức thông điệp
gửi tổng thống Mỹ ngày 1 tháng Tư 1945, Sớc-sin viết:
“Không có gì ảnh hưởng đến tâm trạng và gây ra thất vọng nặng trong
toàn thể lực lượng kháng cự của Đức bằng việc Béc-lin thất thủ. Đối với
nhân dân Đức, đó sẽ là dấu hiệu thất bại rõ ràng nhất. Mặt khác, nếu để cho
Béc-lin nằm trong cảnh đổ nát mà chống đỡ được cuộc vây hãm của quân
Nga, thì phải thấy rằng Béc-lin sẽ cổ vũ sức kháng cự của mọi người dân
Đức, bao giờ ngọn cờ Đức còn phấp phới ở đây là họ còn cầm súng.
Ngoài ra, lại còn một mặt nữa của vấn đề mà Ngài và tôi phải nghiên cứu.
Quân đội Nga tất nhiên sẽ chiếm toàn bộ nước Áo và tiến vào Viên. Nếu họ
lại chiếm cả Béc-lin nữa, thì liệu có nảy ra cho họ một ý niệm quá lớn về
việc họ đã góp phần quá chênh lệnh vào thắng lợi chung của chúng ta
không, và việc đó có thể dẫn đến xu thế gây ra những khó khăn nghiêm
trọng, hết sức to lớn sau này không?
Vì vậy, tôi cho rằng, đứng về quan điểm chính trị, chúng ta cần tiến vào
nước Đức, càng sâu sang phía Đông càng tốt, và trường hợp Béc-lin nằm
trong phạm vi ta có thể với tới, thì cố nhiên là ta phải chiếm lấy. Như vậy,
cũng thật khôn ngoan cả về quan điểm quân sự nữa”.
Nhưng chúng ta cũng đủ tính táo. Bộ tổng tham mưu, trong thời gian ấy,
đã nghiên cứu tất cả những dự kiến chủ yếu về chiến dịch Béc-lin. Trong
quá trình công tác, chúng tôi đã giữ vững sự tiếp xúc hết sức chặt chẽ với
các tham mưu trưởng các phương diện quân: A. N. Bô-gô-liu-bốp, M. X.
Ma-li-nin, V. Đ. Xô-cô-lốp-xki sau này với I. E. Pê-tơ-rốp), và khi vừa phát
hiện ra những dấu hiệu đầu tiên về mưu đồ của các nước Đồng minh đối với
Béc-lin là chúng tôi liền triệu tập ngay Gh. C. Giu-cốp và I. X. Cô-nép về
Mát-xcơ va.