Ở Pốt-xđam, trước hết đã xác định đường lối chung của các nước tham
gia khối đồng minh chống Hít-le về vấn đề Đức. Các nước Đồng minh đã
thông qua hiệp nghị quy định việc phi quân sự hóa và dân chủ hóa nước
Đức, bồi thường cho những nước bị phát-xít xâm lược, xác định biên giới
họp lý giữa các quốc gia. Nhiều vấn đề khác có liên quan đến nước Đức
tương lai và hòa bình ở châu Âu cũng được giải quyết.
Ngay trong ngày họp đầu tiên, Liên Xô xác nhận là phía mình đã sẵn sàng
hoàn thành trách nhiệm chiến tranh với Nhật. Tướng An-tô-nốp đã thông
báo tỉ mỉ những kế hoạch của Liên Xô ở Viễn Đông. Các nước Đồng minh
cũng báo cáo những ý định của mình, nhưng tuyệt không nói gì đến bom
nguyên tử. Mãi sau một tuần lễ làm việc, G. Tơ-ru-man, đã thỏa thuận trước
với Sớc-sin, mới đặt vấn đề cho Xta-lin biết rằng Mỹ có một loại bom có
sức mạnh phi thường. Việc này diễn ra trong một cuộc hội đàm riêng, không
chính thức, khi những người tham gia hội nghị đang vội thu xếp rạ về, sau
những phiên họp đã làm mọi người mệt mỏi. Nhưng tổng thống Mỹ không
hề nói đến kế hoạch sử dụng loại bom ấy.
Sau này, A. I. An-tô-nốp nói với tôi là Xta-lin có báo cho đồng chí biết
rằng Mỹ đang có một loại bom mới, sức mạnh khủng khiếp phi thường.
Nhưng An-tô-nốp, và có lẽ chính cả Xta-lin nữa, qua cuộc nói chuyện trên
với Tơ-ru-man, dầu không rút ra được kết luận rằng đây là một thứ vũ khí
mới về nguyên tắc. Dù sao, Bộ tổng tham mưu cũng không được chỉ thị gì
về việc đó.
Mỹ, Anh và Trung Quốc ký kết ở Pốt-xđam bản tuyên bố chung theo hình
thức tối hậu thư, yêu cầu Nhật phải đầu hàng không điều kiện. Ý nghĩa cơ
bản của văn kiện ấy phù hợp với lợi ích của Liên Xô, nên trước khi bắt đầu
chiến tranh với Nhật, Chính phủ chúng ta cũng tham gia ký vào bản tuyên
bố với tư cách là thành viên thứ tư.