Mẹ về nước vì chuyện du học của Trương Ái Linh. Trương Ái Linh đề
nghị với cha cho đi du học Anh, bị cha mẹ kế mắng chửi.
Vì tránh đạn pháo của giặc Nhật, Trương Ái Linh đến ở nhà mẹ, sau khi
về nhà bị mẹ kế và cha đánh đập thậm tệ. Ngày hôm sau, người cô Trương
Mậu Uyên đến khuyên nhủ, cũng bị đánh đến nỗi phải nhập viện. Trương
Mậu Uyên và anh trai từ đây tuyệt giao không qua lại. Trương Ái Linh bị
cha nhốt giam trong nhà suốt một mùa thu và một mùa đông.
Năm 1938: 18 tuổi
Trước Tết m lịch, nhân lúc người hầu không chú ý, Trương Ái Linh trốn
khỏi nhà cha, đến ở cùng mẹ. Người hầu gái chăm sóc cô từ nhỏ Hà Can
cũng bị liên lụy, mẹ kế đem tất cả đồ đạc cá nhân của Trương Ái Linh chia
cho người khác.
Vì từ nhỏ chưa từng sống tự lập, nên khi Trương Ái Linh bộc lộ sự chậm
chạp, ngớ ngẩn trong phương diện thường thức cuộc sống như đối nhân xử
thế, nhận biết đồ vật, khiến mẹ cô rất thất vọng, bèn cho cô thời gian hai
năm để học cách thích nghi với hoàn cảnh. Bà đề xuất, nếu như cô lấy
chồng thì không cần bằng cấp; còn nếu muốn học hành, thì sẽ không có tiền
cho cô chưng diện. Sau khi suy nghĩ, Trương Ái Linh quyết định học tập,
đầu tiên nhập học để ôn tập, mẹ cô liền mời thầy giáo tiếng Anh về phụ đạo
cho cô, chuẩn bị đăng ký thi vào đại học London nước Anh. Cuối cùng, tuy
cô đỗ Đại học London, nhưng vì chiến tranh lên cao nên không thể đi học.
Năm 1939: 19 tuổi
Đỗ Đại học Hương Cảng, khoa nghiên cứu Văn học.
Mùa đông năm này, hoặc đầu năm sau, tham gia cuộc thi viết do tạp chí
Tây Phong Thượng Hải tổ chức, đề tài “… của tôi”, Trương Ái Linh dự thi
với bài viết Giấc mơ thiên tài của tôi.