sư quốc tịch Anh đã vì chuyện này mà kinh ngạc cảm thán: “Tôi dạy học
suốt mười mấy năm, chưa bao giờ thấy có sinh viên nào lại đạt điểm điểm
số cao như vậy!”. Bởi vì xuất chúng, nên toàn bộ học phí, tiền ăn ở ký túc
xá của cô đều được miễn, nghe nói sau khi tốt nghiệp cô còn có thể được
gửi đến đại học Oxford để đào tạo sâu hơn và được đào tạo hoàn toàn miễn
phí.
Dần dần, bạn bè cùng lớp đã quên mất sự nghèo túng của cô, thay vào
đó là sự hâm mộ và ngợi khen. Nhưng ở đây rốt cuộc vẫn không phải là
trường nữ sinh St’s Maria, nơi có những thiếu niên có tâm hồn đơn thuần và
tinh khiết. Những cô gái Hoa kiều nơi đây mang theo cảm giác ưu việt bẩm
sinh, tùy ý buông thả cuộc đời của mình, giống như những đóa hoa dại
hoang dã đỏ như lửa thiêu đốt suốt dọc đường núi đó. Họ không có cách
nào hiểu được cô gái có một nửa là cổ điển, một nửa là thời thượng này,
càng không thể nào hiểu được sự cao ngạo đầy tôn quý và thế giới nội tâm
sâu sắc đằng sau văn chương của cô ấy.
Những nữ sinh tình ý chớm nở này, xinh đẹp như nụ hoa đầu cành giữa
trời xuân, chúm chím đợi lúc bừng nở. Họ muốn tụ hội với những người
thưởng hoa trong buổi thịnh yến thanh xuân này. Trong Tiểu đoàn viên
Trương Ái Linh từng viết: “Chớm hè, từng đám nam sinh tản bộ trên núi,
nắm tay nhau xếp thành một hàng dài, đi đi lại lại trên đường cái, đồng
thanh hát những bài hát thịnh hành. Có lúc, họ còn gọi tên của nữ sinh trong
ký túc xá, gọi một tiếng, là một tràng cười ồn ào nổi lên theo”.
Dẫu cho, cuộc sống đầy màu sắc ở Đại học Hương Cảng khiến Trương
Ái Linh kinh ngạc và vui sướng, nhưng trong những người thưởng hoa đến
rồi đi đó, mãi vẫn không tìm thấy người mà cô muốn tìm. Những năm xế
chiều, khi nhớ lại, Trương Ái Linh nói: “Tôi cô độc đã thành quen, khi còn
học đại học, bạn bè cùng lớp thường nói họ nghe mà không hiểu những gì
tôi đang nói, nhưng tôi cũng không buồn để ý”.