năng gì mà chỉ lặng lẽ uống hết cốc nước rồi phủi đít quay đi thì cũng đừng
trách tôi. Tôi sẽ lấy cớ là: "Lòng người khó đoán". Mà tôi nào biết được vẫn
còn có những cô gái độc ác như thế chứ!).
Cậu nam sinh thứ ba mà tôi gặp là ở phòng tự học. Vào đại học, năm thứ
nhất tôi từng ba lần đến phòng tự học. Trong đó có một lần đã gặp phải
chuyện như thế này:
Tôi ngồi trong phòng học vô cùng buồn chán, nhìn kim đồng hồ chầm
chậm quay từng vòng từng vòng, tôi lật giở cuốn sách một lèo hết trang này
sang trang khác, vừa thấy vô vị lại vừa thấy sợ hãi, sợ rằng cái kiểu đọc lan
man thế này sẽ không có ích gì, đến lúc thi sẽ làm thế nào. Bây giờ tôi nghĩ
lại thấy hồi đó cũng thật ngây thơ làm sao, vậy mà tôi đã lầm tưởng rằng
thành tích thi các môn khoa học xã hội ở đại học và việc đọc sách giáo khoa
thường xuyên có mối liên hệ với nhau. Nhưng chỉ không quá ba lần lên
phòng tự học khiến tôi hiểu ra rằng, ở đại học lên lớp là vô vị, tan học là vô
vị, yêu đương lại càng vô vị, còn lên phòng tự học là mức độ cao nhất của
sự vô vị.
Kể xa hơn một chút. Trong một buổi tự học, sau khi ra ngoài đi vệ sinh,
quay lại tôi phát hiện trên quyển sách đáng mở có thêm một mẩu giấy, bên
trên viết một số điện thoại và còn có một câu: Làm quen một chút được
không? Tôi nhìn quanh tứ phía, trong vòng một mét không có nam sinh
nào, trong vòng hai mét có rất nhiều nam sinh nhưng đều đang vùi đầu vào
học, không có ai ngầm ra hiệu cho tôi với một ánh mắt lạ lùng, cho dù chỉ là
dùng ánh mắt ra hiệu cho tôi rằng mẩu giấy đó là do cậu ta viết cũng không
có, chẳng có gì cả. Chỉ có một mình tôi đang ngẩn ra cầm mẩu giấy.
Tôi từng có rất nhiều kiểu phán đoán, có thể đây là do một phòng nam
sinh đang đánh cược xem có hay không một cô em dễ dàng mắc câu. Có thể
là khi lên phòng tự học, cái kiểu giở sách nôn nóng của tôi khiến các nữ
sinh xung quanh khó chịu và họ quyết định giễu cợt tôi một chút. Có thể,
mẩu giấy này là của người khác trong phòng học đặt vào nhưng đã đặt