BÔNG HỒNG VÀNG VÀ BÌNH MINH MƯA - Trang 4

chừng nào tôi chưa đọc xong.

Và thế là đêm đó - một đêm giá lạnh mùa đông năm 1956 ở Moskva -

tôi đã gặp Paustovsky.

Từ những hàng chữ in bình thường trên trang giấy xanh lên màu chao

đèn ngủ, những nhân vật sống bước ra, đi lại, làm việc, yêu, ghét, đau khổ,
vui, buồn, trong những câu chuyện đầy tình cảm của những xúc động
thường là thầm kín và cao cả, trên nền phong cảnh Nga với những hàng
bạch dương run rẩy trong gió, những vì sao trong vũng nước đêm, mùi lá
mục trong rừng...

Tôi nghiễm nhiên trở thành người chứng kiến, người tham gia vô vàn

chuyện đời chuyện người, rất thường mà rất lạ, không sao quên được. Là
nhờ Konstantin Paustovsky.

Và tôi thật sự đã không quên, bởi vì, hơn là những chuyện kể mà ta có

thể nghe ở bất cứ ai, trong một đêm đó Paustovsky đã giúp tôi sống một
đoạn đời tính bằng nhiều năm, mà là những năm giá trị, khi con người bỗng
nhận ra rằng mình không thể giản đơn tồn tại, mà phải được sống thực,
sống đầy đủ, với những rung cảm thực, cái duy nhất làm cho cuộc sống của
ta phong phú thêm và vì thế có ý nghĩa hơn.

Đọc Paustovsky tôi bỗng hiểu tôi hơn, tôi bỗng hiểu mọi người hơn. Và,

đây mới là cái chính: tôi chợt hiểu rằng mỗi con người, dù người đó là ai, là
nhà bác học, nhà thơ, là ông thợ mộc bình dị..., tất cả, đều là một thế giới
phong phú. Thế giới ấy không lồ lộ dưới ánh sáng mặt trời, và ta không thể
thấy được nó, càng không thể nhìn rõ nó, bằng cặp mắt lười biếng. Mỗi
dòng chữ của Paustovsky nói với chúng ta một cái gì rất mới về cái thế giới
không dễ thấy ấy.

Tôi đọc mê mải, không biết rằng cơn bão tuyết đã lặng từ lâu, có lẽ từ

nửa đêm, và khi tôi gập sách lại thì ánh bình minh màu trắng đục của riêng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.