chế được mình. Trong sự hụt hẫng, rối bời, trong nỗi đau vật vã, nàng trách
thượng đế vô tình.
Sáng sáng Sơn chở Huệ đến quán, sau đó anh la cà hết ngọn đồi này sang
ngọn đồi khác. Khi nói chuyện với mấy người buôn cà phê, lúc chào hỏi
mấy chị cạo mủ cao su, Sơn đang nghĩ tới việc mở một lò võ(66). Một hôm
anh lang thang rồi bỗng thấy một thị trấn nhỏ, phố phường tấp nập. Thế là
như cá gặp nước, anh sà vào quán rượu, Sơn không bao giờ say bí tỉ như
con ma rượu mà chỉ uống 1 hay 2 xị, vừa đủ để thăng hoa. Trước khi ra về,
anh bắt gặp một dáng đi, một khuôn mặt rất quen, mặc đồ bộ đội mà không
đeo quân hàm, được đám thanh niên mời gọi nên hắn cũng tắp vào nhưng
chỉ làm một ngụm rồi đi. Sơn không kịp nhận ra ai, anh phải tìm đường về,
còn phải đón vợ, muộn rồi.
Huệ đã nhận ra người đàn ông của Yến là ai. Nhưng vẫn chưa hiểu nguyên
nhân nào dẫn anh ta đến quyết định quan trọng như thế đó. Anh ta đã bỏ rơi
Huệ, quên đi tất cả những gì cao quý mà nàng nâng niu trân trọng. Phải
chăng con đàn bà trẻ đẹp này đã kéo anh ra khỏi vòng tay của Huệ. Trước
30-4 Yến còn là một đứa trẻ, hồi ấy có thể Yến cũng ở trong đội tuyên
truyền cách mạng thiếu nhi giống như Huệ? Biết bao nhiêu câu hỏi dồn dập
quay cuồng trong đầu cô, cảm giác bị dồn nén, mệt mỏi giống như khi cô bị
tra vấn năm 15 tuổi trong phòng thẩm tra của cảnh sát Sài Gòn. Nhưng xét
lại, không phải chỉ có Huệ, các bạn bè, đồng chí cùng hoạt động phong trào
với nàng cũng bị quên đi như thế. Huệ rắp tâm kiểm chứng “bệnh đãng trí”
của Hoàng.