BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 158

-

Dạy họ làm Phật làm Tổ.

Đấy là pháp tu tinh tế vi mật trong tâm niệm, không thuộc hình thức bên ngoài.

Tổ Lâm Tế cũng nói: “Kẻ ngu cười ta, người trí biết ta.” Kẻ phàm ngu khó hiểu nổi lối
tu này, bậc trí giả khả dĩ thông suốt. Lối tu này không có cấp bậc phương tiện, chỉ một
bề sống với lý tánh chân thật. Lý tánh không có tướng mạo, nên người tu khó nhận,
khó thấy sự tiến bộ của mình. Do đó, đòi hỏi người tu phải lập chí sắt đá, mới mong có
ngày thành công.

Tuy nhiên, cũng có những người học lóm pháp thiền này, ngoài miệng nói bô

bô, mà trong tâm không khi nào biết thúc liễm, chỉ mượn lời Phật Tổ nói, để che lỗi
của mình. Bọn này là kẻ trộm trong Phật pháp mắc tội không nhỏ.

- Biện minh.

Đọc phần Thiền tuyệt đối ở trên, đa số độc giả sanh nghi:

-

Đạo Phật chủ trương Vô ngã, ở đây bảo trở về “Ông chủ của mình” là có ngã,

tức trái hẳn giáo lý?

- Trong kinh Phật hằng quở chấp Thường chấp Đoạn của ngoại đạo, ở đây nói

“Ông chủ thường hằng không biến đổi” đâu không đồng chấp Thường của ngoại đạo?

Chúng tôi theo thứ tự giải quyết hai nghi vấn này:

-

Đạo Phật chủ trương vô ngã, là vô ngã ngay nơi thân ngũ uẩn này. Bởi vì Bà-

la-môn căn cứ vào thọ tưởng hành thức chấp làm ngã, Phật biết rõ nó là tướng vô
thường sanh diệt nên nói vô ngã. Phật chia nó làm bốn thứ, đặt câu hỏi: Nếu chấp thọ
làm ngã thì tưởng hành thức là cái gì? Ngược lại, các thứ kia cũng thế. Nhằm trên năm
uẩn chấp làm ngã, thật sai lầm đáo để. Năm thứ này là tướng duyên hợp, vô thường
sanh diệt, chấp nó là “ta” làm sao khỏi luân hồi sanh tử. Vì thế, kẻ chấp năm uẩn làm
ngã, Phật bảo là vô minh, Ngài phản đối và nói là vô ngã.
Ông

chủ của thiền này nói, cũng ngay nơi thân năm uẩn này, song là thể chẳng

sanh chẳng diệt lặng ngầm trong ấy. Thể này, khi thọ tưởng hành thức lặng mất, nó
mới hiện bày đầy đủ. Nó chẳng rời thọ tưởng hành thức, nhưng khi các thứ này hoạt
động, tìm nó không ra. Ông chủ này là thể tịch tĩnh giác tri chưa từng xao động biến
hoại. Chúng ta thử nghiệm xem, khi ngồi thiền hay ngồi một mình chỗ vắng, thọ tưởng
hành thức lặng mất không hoạt động, ta vẫn tỉnh sáng mắt tai... vẫn tri giác như
thường. Cái gì chịu trách nhiệm tri giác trong lúc này, nếu không phải tánh giác tịch
tĩnh thường còn bên trong. Thế nên, ở đây nói “ông chủ” vẫn không trái với chủ
trương vô ngã của đạo Phật. Có sống thật, chúng ta mới thấy rõ điều này, đừng mắc
kẹt trên văn tự cãi lẽ suông vô ích.
-

Ngoại đạo chấp “thường” cũng căn cứ trên thân năm uẩn mà chấp. Thân năm

uẩn vốn là tướng sanh diệt vô thường, cái vô thường mà chấp là Thường, nên bị Phật
quở trách. Ông chủ ở đây nói, là thực thể chưa từng động, chưa từng sanh diệt, không
có tướng mạo, vượt ngoài đối đãi hai bên, nói “thường hằng không biến đổi” là gượng
gạo mà nói thôi. Vì thực thể tuyệt đối, còn dùng ngôn ngữ đối đãi nào phô diễn nó
được. Có nhận thấy tánh giác này, chúng ta mới tin lẽ “thường hằng” của nó. Phàm cái
gì có tướng mạo, có sanh diệt đều vô thường, tánh giác thoát ngoài tướng mạo, sanh
diệt làm sao bắt nó vô thường. Nếu không có tánh giác này, cái gì chứng A-la-hán, cái
gì thành Phật, sau khi thọ tưởng hành thức đều lặng mất? Vì lẽ đó, ở đây nói “Ông chủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.