rồi.Trước Hội đồng này, Millot đặt vấn đề xác định giới hạn của
vùng chiếm đóng. Chánh phủ Pháp đã để cho ông hoàn toàn chủ
động xem xét và nhất trí với ông ta quyết định không mở rộng giới
hạn đó ra bên ngoài những vùng đất phì nhiêu của châu thổ.
Từ đó, mà ra sự phân biệt giữa xứ “Bắc kỳ có ăn” và xứ “Bắc kỳ
không có ăn”.
VIỆC CÔNG BỐ BỨC THƯ CỦA TĂNG KỈ TRẠCH
Những cuộc điều đình ngoại giao giữa Pháp và Trung Quốc đang
đi vào thế bế tắc bỗng trở nên bế tắc trầm trọng hơn, từ năm
1884, do việc báo chí công bố một bức thư của Tăng Kỉ Trạch gửi Lý
Hồng Chương, đề ngày 08/1/1884, từ Folkestone. Dư luận công
chúng Pháp, và nhất là giới nghị sĩ đều xúc động.
Báo “Le temps” ngày 14/1/1884, đăng lại bằng tiếng Pháp, như
sau:
“Ngài hầu tước Tăng trân trọng biểu thị lòng hàm ân của mình
đối với sự quan tâm của ngài muốn cho vấn đề Bắc kỳ
được giải quyết một cách có danh dự cho Trung Quốc. Ngài
mong muốn quy định những điều kiện cho Trung Quốc, theo
đó mà ký kết một hiệp ước với nước Pháp trong vấn đề này.
Để nói gọn, tôi xin gửi ngài một bài của báo ‘Thời đại’ (Time)
ngày 31/12/1883 mà người ta có thể coi như thể diện vào thời
điểm nó được đăng lên những quan điểm của chánh phủ Trung
Quốc. Nhưng tôi cũng chưa chắc chắn là mọi chi tiết đều
đúng như thực tế bởi vì từ đó đến nay, sau ngày Sơn Tây
chính thức bị thất thủ, tình hình ở Bắc Kinh có thay đổi.