BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 455

chuyến về nước của mình để tự mắt nhận xét cụ thể thực tế tình
hình Bắc kỳ. Tới Hà Nội, Tricou nhận được lệnh của Jules Ferry phải
vào Huế ngay để tăng cường cho công sứ Pháp tại đây và bằng mọi
giá buộc Kiến Phước phải chấp nhận bản hiệp ước bảo hộ.

Tại Huế, tình hình rất đáng sợ. Sau những sự kiện mới xảy ra tại

Bắc kỳ và vụ Sơn Tây thất thủ, để đề phòng một cuộc tấn công
của Pháp vào thành Huế, người ta đã dựng nên những chướng ngại
vật trên sông Hương, một doanh trại có thành lũy công sự kiên cố ở
ngay cửa ngỏ của Huế. Những khẩu đại bác của thành đểu chĩa lòng
súng về phía cổng sứ quán của Pháp.

Tricou cho báo tin ông ta đến với tư cách là đặc phái viên của

Cộng hòa Pháp và tuyên bố chỉ tiến hành tiếp xúc với chánh phủ
Việt Nam sau khi những công việc bố phòng kia được hủy bỏ đi và
lòng đại bác được chĩa về hướng khác.

Hôm sau, ngày 25/12/1883, yêu cầu của ông ta được thỏa mãn.

Trong cuộc hội kiến đầu tiên, Nguyễn Văn Tường đề nghị xem xét
lại bản hiệp ước bảo hộ. Tricou tuyên bố ông ta đến để thực hiện
phê chuẩn một hiệp ước đã ký chứ không phải để điều đình một hiệp
ướ

c mới.

Được thông báo về những ý định mới của Pháp và về việc Pháp

gửi quân viện trợ sang Bắc kỳ, sau ba ngày tranh luận cùng do dự và
đứng trước những đe dọa của Pháp, cũng như những bất hòa nội bộ
của triều đình, ngày 01/01/1884, Tường gửi (cho Tricou) một bản
tuyên bố mang kiếm ấn nhà vua:

“Đức Hoàng thượng nước Đại Nam và chánh phủ của người
chính thức và trịnh trọng tuyên bố, qua sắc vụ này, chấp
nhận hoàn toàn và trọn vẹn bản Hiệp ước ngày 25/8/1883, và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.