các tư tưởng đạo lý của chúng tôi và biết đánh giá nền đạo lý
ấy. Vậy không còn cách nào sửa chữa cái điều không may đã
xảy ra sao?”
Đáp lại bức thư ngày 10/3/1879 ấy của vua Tự Đức, ngày 10/4
Philastre trả lời:
“Theo quan điểm của mình, nước Pháp không cố chấp đặt
vấn đề lợi quyền vật chất. Trái lại nước Pháp chỉ lưu tâm
đến những hậu quả tự nhiên của những nhiệm vụ thuộc phận sự
mình gánh vác và chỉ lo lắng hoàn thành nhiệm vụ ấy mà
thôi.
...
Những lý lẽ trên đây giải thích rõ vì sao, tuy không muốn gì
cái chuyện áp bức nước Việt Nam một cách trái với công bằng,
nước Pháp vẫn không thể đồng ý cho người ta nói đến chuyện
‘chuộc’ lại các tỉnh đó.”
Tự Đức có biết đâu rằng bức thư này, ông Thượng thư Nguyễn
Văn Tường đã đọc trước cả nhà vua.
Số là ngày 8/4, Philastre đã bí mật mời Nguyễn Văn Tường đến
cho xem thư để biết, trước khi chính thức gửi đi.
Nhân dịp có cuộc triển lãm thế giới năm 1878, Tự Đức lợi dụng cơ
hội gửi một sứ đoàn sang Paris. Sứ đoàn do quan Thượng thư bộ Lại
(tức Nội vụ) Nguyễn Tăng Doãn dẫn đầu; nó có nhiệm vụ mang tặng
vật sang biếu thống chế Mac-Mahon, chủ tịch nước Cộng hòa
(Pháp) và đề nghị xin chuộc lại sáu tỉnh Nam bộ. Đến Paris ngày
7/3/1878, sứ đoàn được ông chủ tịch nước Cộng hòa, rồi ông Bộ
trưởng Ngoại giao Waddington tiếp. Khi vị đại diện Việt Nam trình