Sau khi mất các tỉnh miền Nam, Tự Đức biết rất rõ, trước sau
rồi những tỉnh phía Bắc cũng sẽ mất. Hiệp ước 1874 chỉ để cho
nhà vua một phút nghỉ ngơi mà rồi nhà vua cũng không biết lợi
dụng; dân chúng rất bất bình. Rốt cuộc nhà vua không còn biết
xử trí như thế nào… Quá yếu đuối, nhà vua không còn lấy một
chút nghị lực nào để đứng vững nữa. Bên cạnh nhà vua, toàn là những
hàng quan lại hèn kém, khiến nhà vua mất cả phương hướng chính
trị, tuy nhiên vẫn cứ khăng khăng muốn thu hồi các tỉnh đã mất.
Nhà vua thử vận may một lần cuối cùng: kêu gọi sự thương cảm của
ông đại diện chánh phủ Pháp tại Huế, với hy vọng ông ta sẽ can thiệp
hộ nhà vua với chánh phủ của mình: bởi người đại diện của nước
Pháp, lúc bấy giờ là Philastre, kẻ đã phá kế hoạch của Garnier, đã
ký quyết định trả lại Hà Nội cho Việt Nam. Vua Tự Đức tưởng lầm
rằng vị đại diện ấy, hành động như trên, là do có tinh thần bảo vệ
công lý và có cảm tình với nhân dân Việt Nam và vua nước Việt Nam.
Vì vậy mà nhà vua đã viết một bức thư tay cho Philastre, bàn với ông
ta chuyện chuộc lại sáu tỉnh miền Nam. Bức thư này kết thúc như
sau:
“… Đối với nước Pháp, tôi chỉ có những ý nghĩ thiện chí! Nhưng
nếu có một chút bóng nghi ngờ làm cho quan hệ giữa chúng ta
bị u ám lại là vì, ngoài những vấn đề khác biệt về phong tục,
tập quán mà Ngài đã đánh giá đúng mức, còn có những nỗi
buồn cuối đời của tôi.
Vì những nguyên nhân khác nhau trong đó giữa các điều lầm
lỗi của tôi, tôi đã làm suy giảm mất cả cơ đồ sự nghiệp của
ông cha để lại, tôi cảm thấy cuộc đời tôi đã đi đến ngày tàn
mà không có hy vọng gì sửa lại lỗi lầm. Vì sao, sau khi đã góp
sức vào gây dựng nên sự nghiệp, nước Pháp lại phải đi đến chỗ
đang tâm phá hoại nó đi? Ngài giàu lòng nhiệt tình công lý,
thưa Ngài đại diện và giàu lòng chân thực. Ngài đã nghiên cứu