đến những ý đồ của Pháp trên đất Bắc kỳ và mối nguy sẽ thấy
một ngày nào đó người Pháp tìm cách xâm nhập sâu vào nội địa Vân
Nam và Quảng Tây. Lưu Tưởng Dậu cho rằng nếu người Pháp xâm
nhập được vào hai tỉnh này thì các tỉnh Triết Giang, Hồ Nam và
Hồ Bắc, Trung Quốc cũng sẽ bị họ dòm ngó.
Ít lâu sau, Tổng lý Nha môn nhận được một bản tường trình bằng
điện của Tăng Kỉ Trạch, lúc này đang đi công tác đặc biệt ở Nga, để
giải quyết vấn đề Kouldja báo cho biết rằng bộ Hải quân Pháp
đã xin kinh phí cho một cuộc viễn chinh quân sự tại Bắc kỳ với ý
định viện cớ tiểu trừ thổ phỉ mà thực hiện buôn bán với Vân Nam qua
đường sông Hồng và đề nghị đó đã được Quốc hội Pháp thông
qua.
Trong những bản tường trình khác, ông đại sứ đặc mệnh toàn
quyền Trung Quốc thông báo cho Tổng lý Nha môn biết rằng
ông ta đã có những buổi hội kiến với chánh phủ Pháp để khẳng định
chánh phủ Trung Quốc từ chối việc mở cửa Vân Nam cho nước
ngoài vào buôn bán và để tuyên bố rằng…
“Trung Quốc không thừa nhận Hiệp ước 1874, nhưng trong
trường hợp nước Pháp chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn quyền lợi
buôn bán của mình mà thôi thì riêng việc đó, chánh phủ Trung
Quốc có thể rộng lượng làm lơ đi. Chánh phủ Trung Quốc
không muốn chạm lòng tự ái của nước Pháp mà công khai
tuyên bố về tính chất bất hợp pháp của Hiệp ước 1874 ký
kết mà Trung Quốc không được biết”
Trước sự đe dọa ngày càng tăng của Pháp đối với miền Bắc Việt
Nam, Đinh Nhật Xương, tổng đốc Phúc Kiến, đã gợi ý Tổng lý Nha
môn bàn bạc bí mật với các nhà chức trách Quảng Tây nhằm gởi một
số quân sang Bắc kỳ với lý do là để tiễu trừ nạn cướp và tăng thuế