nhập khẩu qua biên giới Trung Quốc đối với các hàng hóa của Pháp
sang. Tăng Kỉ Trạch và Lý Hồng Chương, về phần họ, cũng đề
xuất ý kiến rằng một hạm đội Trung Quốc di chuyển về phía
Nam sẽ tăng sức mạnh tinh thần của người Việt Nam và giúp họ bảo
vệ sự vẹn toàn của châu thổ Bắc kỳ.
Tổng lý Nha môn, trong chỉ thị cho Tăng Kỉ Trạch lưu ý nội các
Pháp về một điểm, yêu cầu triều đình ra lệnh cho các ủy viên
quốc gia phụ trách thương mại tại các cảng phía bắc và phía nam,
cho các Phó vương Lưỡng Quảng và Vân Nam - Quý Châu, cũng như
cho tổng đốc Vân Nam biết rõ quan điểm của họ về đường lối
chính trị nên đi theo. Ngoài ra, Tổng lý Nha môn còn đệ trình lên
triều đình một bản báo cáo mật về những ý kiến đề xuất của
Tăng Kỉ Trạch, chỉ thị cho “Nhà vua An Nam” từ đây không được xin
viện trợ của Pháp và không được ký kết một hiệp ước nào với Pháp
nữa.
Đối với Tổng lý Nha môn, những gợi ý trên đây cũng có một vài
điều bất lợi. Trước hết, nếu Trung Quốc cấm hẳn Việt Nam
không được xin viện trợ của Pháp, có nghĩa là bản thân Trung Quốc
phải giúp đỡ Việt Nam mỗi khi Việt Nam gặp khó khăn. Mà thực ra
thì Trung Quốc đang ở trong tình thế không thể nào có khả năng
thực tế để đáp ứng những yêu cầu giúp đỡ của Huế. Thứ hai, nếu
Trung Quốc yêu cầu Việt Nam không được ký kết một hiệp ước
nào với Pháp nữa, có thể là về mặt này nữa, Việt Nam bị Pháp đe dọa
lại phải xin Trung Quốc giúp đỡ cho mình. Cuối cùng, sự cấm
đoán thứ hai này cũng sẽ lại mang đến những hậu quả như sự cấm
đoán trước. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể nào giữ một thái độ
hờ hững trước hành vi của Pháp ở Việt Nam, nó có nhiệm vụ bảo vệ
nước chư hầu. Sau khi phân tích thiệt hơn như vậy, Tổng lý Nha môn
bèn kết luận vấn đề bằng cách yêu cầu hỏi ý kiến các nhà lãnh