Không còn một cường quốc nào là không thừa nhận rằng
Pháp hoàn toàn có lỗi, vậy nhưng bao lâu Trung Quốc còn là
nạn nhân và quyền lợi riêng của các cường quốc ấy chưa bị
đụng chạm tới một cách sát sườn thì họ vẫn coi vấn đề như
không liên quan gì đến họ cả. Phải chăng đây là một bài ‘bình
luận’ khá đẹp về Hiệp ước Paris mà trong nghị định thư ngày
14/4/1856 của nó đã nói lên niềm hy vọng rằng: trong
trường hợp giữa hai nước có sự hiểu lầm nhau nghiêm trọng,
hai bên sẽ nhờ đến một sự trung gian hòa giải trước khi phải
dùng đến vũ khí để giải quyết với nhau?
Tuy rằng một lời nói thôi của nước Anh hoặc một dấu hiệu của
nước Đức đã có thể ngăn cản không để cho Pháp khuấy động
lên những vụ lộn xộn vô ích mà âm vang sẽ còn dội mãi lâu dài
ở
Bắc Kinh, vẫn không một cường quốc nào chịu động đậy
ngón tay. Chắc là họ sẽ hiểu cái lỗi mà họ đã phạm khi nào
khoản thuế nội địa ‘liking’ đánh vào ngoại thương, đáng lẽ phải
hủy bỏ đi như người ta muốn thì lại tăng lên gấp hai lần để
trả những chi phí chiến tranh gây nên do khát vọng chiếm
thuộc địa của nước Pháp.”
Bằng cách công bố bức thư này do thư ký của mình là
Macartney, trao cho chủ nhiệm tờ “Deutsche Revue”, Richard
Fleischer và đăng trên tờ “Gazette de Breslau”, Tăng Kỉ Trạch tưởng
có thể tác động đến dư luận công chúng châu Âu nói chung và dư
luận công chúng Pháp nói riêng hòng làm nổi lên một luồng dư luận
ủ
ng hộ Trung Quốc và gặp dịp thì làm cho nội các Jules Ferry sụp
đổ, với hy vọng sẽ tranh thủ được nhiều cảm tình với người kế tiếp
ông ta trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam.
Sau khi công bố bức thư này, các cuộc đàm phán Trung - Pháp đã
bị gián đoạn. Chánh phủ Pháp đã cho người ta hiểu rằng những cuộc