BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 462

Lý Hồng Chương là người có ảnh hưởng lớn đối với Thái hậu Từ

Hy sẽ chịu trách nhiệm đi bước đầu. Ông ta nhờ sự vận động giúp đỡ
của một người bạn Đức là Detring, giám đốc Hải quan Quảng Châu,
có việc đi tạt qua Paris. Detring đến gặp Jules Ferry, trình bày thái
độ sẵn sàng của Lý Hồng Chương và niềm hy vọng của nhiều bộ
trưởng vào sự can thiệp có thể có của nước Đức hoặc nước Anh. Jules
Ferry do dự, để lộ cho Detring thấy rằng trước khi nối lại các cuộc
tiếp xúc, Bắc Kinh phải triệu hồi ngay vị đại sứ hỗn xược của mình
tại Paris và thay thế người khác, ôn tồn, biết điều hơn.

Đáp ứng đề nghị của Pháp, Bắc Kinh miễn cho Tăng Kỉ Trạch

khỏi chức vụ đại sứ toàn quyền tại Paris nhưng vẫn giữ chức ấy ở
Luân Đôn. Sự bất tín nhiệm “giả vờ” đối với Tăng Kỉ Trạch, trên
thực tế, đã tạo nên thắng lợi của Lý Hồng Chương.

Bằng sắc dụ ngày 28/4/1884, Thái hậu Từ Hy cử Hứa Cảnh

Trừng làm đại sứ toàn quyền Trung Quốc, song song tại các nước
Pháp, Đức, Ý, Hà Lan và Áo.

Về phía ông ta, đại sứ toàn quyền Pháp cũng bị các nhà chức

trách Trung Quốc “quên” luôn. Họ không yêu cầu Pháp triệu hồi
nhưng cũng khó lòng dựa vào ông ta trong việc điều đình được.

Jules Ferry giao trách nhiệm này cho viên thiếu tá hải quân

Fournier, đang chỉ huy chiếc tuần dương “Volta”. Tình cờ lại chính
là Fournier, năm 1878, đã thông báo cho Lý Hồng Chương những
chỗhư hỏng trên các pháo thuyền Trung Quốc mua của Anh. Vậy là
một tình bạn đậm đà được thiết lập đến mức độ vị Phó vương họ Lý
đề nghị cử Fournier chỉ huy một hạm đội Trung quốc.

Vậy là Fournier đến Thiên Tân gặp Lý Hồng Chương. Ông ta

trao cho Lý một bản dự thảo hiệp ước, trong đó Pháp hoàn toàn được
thỏa mãn tại Bắc kỳ nhưng danh dự và lòng tự ái của Trung Quốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.