BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 463

cũng được bảo đảm. Ngày 07/5/1884, hai bên đề trình văn bản hiệp
ướ

c lên cho chánh phủ mình.

Tại Bắc Kinh, bất chấp sự phản đối của Sir Robert Hart, giám

đốc Hải quan Anh, Từ Hy, dưới sự thôi thúc của Lý Hồng Chương,
đã chuẩn y bản dự thảo.

Tại Paris, chánh phủ Pháp cũng đồng ý. Vì cấp bậc của Fournier

thấp kém nên Đô đốc Lespes là người vừa mới thay chân Đô đốc
Meyer, được chỉ huy để ký vào bản hiệp ước. Nhưng Lespes sớm lắm
cũng phải một tuần nữa mới tới được mà Lý Hồng Chương thì đang
sợ phái chiến tranh – cũng vừa đông vừa mạnh – tìm cách cản trở
được việc ký kết hiệp ước, ông ta cũng sợ sự can thiệp của các cường
quốc ngoài. Cho nên ông ta khẩn khoản đề nghị cho trao đổi ngay
chữ ký giữa Fournier với ông ta luôn.

Jules Ferry không đòi gì hơn. Ông cũng sợ một sự thay đổi ý kiến,

luôn luôn có khả năng xảy ra, của Trung Quốc, đồng thời muốn
nhanh chóng được rảnh tay tại Bắc kỳ. Ngày 11/5/1884, các chữ ký
được trao đổi.

“Bản Hiệp ước Thiên Tân này, cơ sở của bản hiệp ước cuối cùng
giải quyết vấn đề Bắc kỳ một cách có lợi nhất cho Pháp.
Trung Quốc từ bỏ quyền bá chủ đối với Việt Nam.
Nó ‘cam
đoan’, trong hiện tại và trong tương lai, sẽ tôn trọng những hiệp
ướ

c đã ký hoặc sẽ ký trực tiếp giữa Pháp và triều đình Huế.

Qua điều khoản 2, nócam kết sẽ rút ngay về biên giới
những đội quân Trung quốc đang đồn trú tại Bắc kỳ’”.

Tại Pháp, Quốc hội nhiệt liệt tiếp nhận bản hiệp ước. Vấn đề

Bắc kỳ không làm đảo lộn những mối quan hệ Pháp - Trung nữa.
Nó gạt Trung Quốc ra và giải thoát nước Pháp khỏi một sự đe dọa
của một cuộc chiến tranh với nước ngoài. Nhưng liệu rồi những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.