cuộc kháng chiến chống Pháp ở các địa phương Bắc kỳ sẽ được
giảm bớt hay không? Và triều đình Huế, bị cô lập và bất lực, liệu
có chịu mình theobản hiệp ước bảo hộ mà họ đã chấp nhận kia
không?
Hiệp ước bảo hộ năm 1883 ấy không được phê chuẩn bởi vì nó
được ứng khẩu tại chỗ, do một viên đại sứ toàn quyền vượt quá xa
những chỉ thị đã gửi cho ông ta. Nó không làm hài lòng chánh phủ
Pháp bởi nó có lợi cho chế độ bảo hộ chứ không có lợi gì cho việc
chinh phục đất đai nữa.
Tại Trung Quốc, việc công bố sắc dụ triều đình ngày
30/5/1884, về đường lối chính trị cần theo đuổi ở Việt Nam, sau
ngày mất Bắc Ninh và việc công bố bản thỏa ước Fournier - Lý
Hồng Chương, ngày 11/3/1884, đã gây ra một phong trào đấu
tranh của giới trí thức: các hiệu trưởng trường đại học, các viện sĩ,
công chức cao cấp đã gửi 47 bản kiến nghị lên cho Hoàng đế, đòi
kết tội Lý Hồng Chương.
Trước những lời chỉ trách nặng nề đối với Thỏa ước 11/5/1884,
Từ Hy do dự không muốn áp dụng những biện pháp có thể bị hiểu
lầm như là một sự đầu hàng Pháp. Lý Hồng Chương không dám
đương đầu với trận bão tố giáng xuống đầu ông. Ông ta tránh
không đề cập đến yêu cầu của Fournier cho quân đội Trung Quốc
rút khỏi Bắc kỳ. Với một chút kiên trì và kỹ thuật khéo léo, ông ta hy
vọng xoa dịu lòng người và củng cố được hòa bình. Nhưng rồi sự
việc xoay chuyển một cách phức tạp đến mức độ ông ta đi đến kết
quả ngược lại: chiến tranh.
Patenôtre, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pháp tại Trung Quốc,
nhân chuyến đi qua nhiệm sở, đã được ủy nhiệm tạt qua Huế điều
đình một bản hiệp ước mới, ít hà khắc hơn, thay vào Hiệp ước
25/3/1883, để lập lại an cư lạc nghiệp cho dân chúng.