phía Nam, mà theo Hiệp ước Harmand trước đây bị cắt về cho Bắc
kỳ và về Nam kỳ, trở lại cho miền Trung (Trung kỳ).
Để biểu hiện chư hầu của triều đình Huế đối với Trung Quốc
từ đây đã chấm dứt, Patenôtre đòi Việt Nam giao lại cho Pháp chiếc
ấnbạc mạ vàng mà Hoàng đế Trung quốc đã gửi sang cho Gia
Long năm 1803. Các phụ chánh đại thần khăng khăng từ chối. Sau
khi dàn xếp, được nấu chảy với nghi thức long trọng trước mặt các
đại thần tại tòa công sứ Pháp.
Hiệp ước Patenôtre nội dung như thế nào? Nó khác Hiệp ước
Harmand ở những điểm nào?
Để trả lời những câu hỏi này, cần nhắc lại trong hoàn cảnh nào
đã sản sinh ra bản Hiệp ước Harmand.
Việc bắn phá các pháo đài Thuận An và hành động bạo lực đánh
vào Huế có thể nói là tự phát và xảy ra chỉ trong vòng vài ba ngày.
Chánh phủ Việt Nam nằm kẹt giữa Nam kỳ một bên và Bắc kỳ bị
Pháp chiếm đóng một bên, và “lưỡi dao kề cổ” không thể tính đến
chuyện dựa vào một sự “thống nhất thiêng liêng” của triều đình,
đã rơi vào tình thế bắt buộc phải chấp nhận Hiệp ước 25/08/1883
như sẽ chấp nhận bất cứ một hiệp ước nào khác.
Về phía mình, chánh phủ Pháp thấy cuộc chiến tranh với
Trung Quốc có thể xảy ra trước mắt nên mong muốn có một sự
dàn xếp với Huế để được yên tâm, tổ chức lại những vùng đất đai
mới chiếm được của mình. Các hoạt động quân sự gần đây đã diễn
ra nhanh đến nỗi không kịp cả gửi chỉ thị cụ thể cho các đại sứ toàn
quyền: vấn đề là thực hiện chế độ bảo hộ. Thế thì “chế độ bảo
hộ” đối với chính trị cao cấp lúc này cũng như một toa thuốc bách
bệnh của cả hoàn cầu, trước hết là kinh tế và sau nữa là thuận lợi
cho một công cuộc thực dân hóa và đồng hóa giấu mặt.