Nói về người điều đình, Harmand, thì ông ta thuộc phe “chinh
phục thuộc địa” cho nước Pháp và xóa bỏ một cách đơn giản cả triều
đình lẫn chánh phủ Huế. Chỉ thị của Paris trái với quan điểm của
ông ta, vậy là ông ta buộc phải điều chỉnh hoàn toàn dự án của mình
và soạn thảo một bản hiệp ước không phải là không có điểm nào thỏa
mãn ý muốn của ông ta trong vấn đề quan hệ Việt Nam và nước
Pháp. Ông ta tự ý buông bút thêm vào những điều khoản đáp ứng
quan điểm cá nhân của ông ta, theo cái kiểu yêu nước của cá nhân
mình. Trên nguyên tắc, ông ta nhận rằng nước Pháp chỉ có lợi,
trong đó, còn Việt Nam, ngược lại, thì mất quyền độc lập. Ông ta đi
đến chỗ tạo ra một bên hiệp ước có tính chất hỗn hợp với những
điều khoản mâu thuẫn tương ứng với những nỗi bối rối lương tâm
ông đại sứ toàn quyền.
Nó vừa là một bản hiệp ước chinh phục vừa là một bản hiệp ước
bảo hộ, cả hai mặt, mặt nào Việt Nam cũng bị thiệt thòi.
Hiệp ước ngày 06/6/1884, kết quả của hiệp ước trên được xem
xét lại, đã khôi phục lại tính đồng nhất của nó. Nó không còn phải
như ý muốn của chánh phủ Pháp, chỉ là một hiệp ước bảo hộ. Hiệp
ướ
c 1874, mà người ta cần thay thế bằng một hiệp ước khác, thực
ra cũng là một hiệp ước bảo hộ. Nhưng người ta không dám dùng cái
từ “bảo hộ” trong đó. Hiệp ước 1884 thì ngay từ đầu, đã đưa từ ấy
vào văn bản: “Nước An Nam thừa nhận và chấp nhận sự bảo hộ của
nước Pháp”. Vậy là không nước đôi tí nào. Và nó ghi thêm: “Nước
Pháp đại diện cho nước Việt Nam trong mọi quan hệ ngoại giao”.
Đây là một hậu quả cơ bản của chế độ bảo hộ đó. Hiệp ước Harmand
cũng ghi như vậy, còn cả nói thêm rằng nước Pháp sẽ chủ tọa các
quan hệ ngoại giao của chánh phủ Việt Nam với tất cả các nước
ngoài, kể cả Trung Quốc (ghi chú sau cùng bị bỏ đi trong Hiệp ước
Patenôtre do áp dụng điều khoản 4 của Thỏa ước Thiên Tân). Một
công sứ toàn quyền, đóng tại Huế, thi hành chế độ bảo hộ đó: ông