BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 502

phần nào những thứ mà chúng ta đã cướp đi một cách vô liêm
sỉ đó.

Dĩ nhiên người ta có thể gọi sự kiện ngày 5/7/1885 là ‘một cuộc
mai phục’, một cái ‘bẫy’ chăng cho chúng ta; nhưng phải chăng,
chính chúng ta đã gây ra và triều đình Huế không thể không
nhớ những cuộc chúng ta, hai lần đánh chiếm Hà Nội, những
cuộc tấn công của chúng ta ở phía Bắc, mà họ là nạn nhân?

Dù cho sự kiện này được đánh giá như thế nào đi nữa thì bổn
phận đòi hỏi chúng ta một cách rất nghiêm túc là không được
cướp đem đi những tài sản của triều đình. Hẳn vậy, bởi chúng
ta không phải là khách qua đường, ghé lại trên một xứ sở thù
địch một hôm rồi đi, không cần quan tâm đến những sự
mất mát của nó, không cần lo lắng cho ngày mai: một
chánh phủ thật sự đã đoạn tuyệt với chúng ta, đúng vậy, nhưng
chúng ta quyết sẽ thay vào đó một chánh phủ khác, nhằm
tiếp tục thi hành Hiệp định ngày 6/6/1884 và việc thi hành
này đặt lên lưng chúng ta những nhiệm vụ tài chính lớn lao, mà
một khi nước được bảo hộ càng nghèo đi thì nhiệm vụ tài chính
đó càng trở nên nặng nề gấp bội. Muốn cho triều đình còn
có đủ uy tín để buộc người dân phục tùng, dưới sự thúc đẩy của
chúng ta thì phải giữ lấy cho nó cái chút ít xa hoa mà nó đã tạo
nên được, nhờ bao nhiêu năm dài chắt bóp. Còn nhiều điều
cần nói nữa…”.

Một vài tư liệu chưa xuất bản trên đầy đủ làm sáng tỏ cho chúng

ta về những ngày bi đát mà kinh thành và nền quân chủ (nhà
Nguyễn) đã trải qua và qua nó là cả nhân dân Việt Nam. Từ trước
đến nay, rất hiếm những nhà sử học người Pháp nhắc đến
những ngày bi đát này và nói lên cái điều nên nói.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.