Cũng sẽ được mở cửa cho tàu chiến và tàu buôn Pháp: sông Sài
Gòn trên toàn bộ dòng chảy của nó từ phía trên Thủ Dầu Một, sông
Soài Rạp, sông Vàm Cỏ lớn, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm cỏ Tây, sông
Biên Hòa trên toàn bộ dòng chảy của nó và sau cùng là Rạch Phước
Lộc và Rạch Cá cho đến thành phố người Hoa. Đổi lại, những tàu
thuyền Việt Nam mọi cỡ cũng được tự do đi lại không có gì ngăn cản
trên những con sông và những con lạch và cửa sông thuộc sở hữu một
mình nước Pháp. Nếu có một tàu thuyền nào chở vũ khí hoặc dụng
cụ chiến tranh phục vụ cho chánh phủ An Nam thì phải báo trước với
nhà chức trách Pháp để được cấp giấy thông hành.
Dĩ nhiên chánh phủ Pháp sẽ có quyền, bằng cách báo cho nhà
chức trách An Nam và trong trường hợp cần thiết, đưa vào những
lãnh thổ đã được trả lại cho nhà chức trách An Nam và trong trường
hợp cần thiết, đưa vào những lãnh thổ đã được trả lại cho nhà nước
An Nam những quân số và những thiết bị chiến tranh dùng để
thay quân và tiếp tế cho những nơi mà nó dành quyền chiếm
đóng,
Điều 4: Đáp lại việc được trao trả ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định,
Định Tường, nhà vua an Nam cam kết cho bản thân và cho cả những
người kế ngôi, thừa nhận nền bảo hộ của nước Pháp trên toàn bộ cả
sáu tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và
Hà Tiên.
Và cũng dĩ nhiên chế độ bảo hộ ấy không kéo theo một ý niệm
“chư hầu” nào cả.
Nhà vua An Nam cũng từ bỏ, với tư cách là nhu cầu, những
quyền “bá chủ” mà vương quốc An Nam có thể có đối với vương
quốc Campuchia trước khi nước Pháp chiếm đóng một bộ phận của
xứ Hạ Nam kỳ.