BUỒN ƠI CHÀO MI - Trang 4

tuổi. Một phiên bản khác của công thức này được nhà văn chế biến thành
Aimez-vous Brahms? (Bạn có yêu Brahms? - 1959), trong đó, một chàng
trai trẻ lại trót phải lòng một phụ nữ trung niên.

Những tác phẩm viết về hôn nhân và tình yêu của Sagan thường được

các nhà phê bình văn học coi là sáng tác mang tính chất giải trí nhưng lại
được những người cổ xúy cho thuyết nữ quyền đánh giá là những tác phẩm
có ý nghĩa quan trọng. Buồn ơi chào mi xứng đáng là giọng điệu tiên phong
cho dòng văn học của các nhà văn nữ những năm tiếp theo. Văn của bà lạnh
lùng, điềm tĩnh, giản dị, có sự tiếp nối truyền thống tiểu thuyết tâm lý Pháp
vào những thập kỷ trước. Nhưng giống như những sáng tác của Jean-Paul
Sartre và Simone de Beauvoir, nhân vật trong tác phẩm của Sagan thường
cô đơn và thất bại trong các mối quan hệ riêng tư. Họ nỗ lực lấp đầy khoảng
trống trong thời gian sống của mình bằng cách săn đuổi niềm vui.

Sự nghiệp của một tiểu thuyết gia ở Sagan còn kéo dài đến thập kỷ 90

với những tác phẩm cuối cùng như Le Garde du coeur (1968), Un Orage
(1974) và In Un Chagrin de passage (1994).

Những năm 1960, Sagan có chuyển sang viết kịch nhưng chỉ dành được

những thành công khiêm tốn.

Là văn sĩ của lối sống phóng khoáng, có cá tính ưa nổi loạn, Sagan gặp

nhiều trắc trở trong cuộc sống riêng tư. Năm 1958, bà kết hôn với Guy
Schoeller – một người làm trong lĩnh vựa xuất bản hơn bà 20 tuổi. Họ
nhanh chóng ly dị sau 2 năm. Năm 1962, Sagan tái hôn với Bob Westhof -
nhà thiết kế đồ gốm người Mỹ. Họ có một đứa con nhưng cuộc hôn nhân
cũng kết thúc bằng một vụ ly dị.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.