- 179 -
Đại Đường Tây Vực Ký
Phật cũng bằng vàng, bằng bạc và tất cả những đồ trang sức bằng trân
bảo treo lên trên các Bảo Tháp rất đẹp. Ở giữa có thờ Xá lợi của đức Như
Lai. Những cốt xá lợi nầy lớn như lóng tay, ánh sáng trắng trong chiếu từ
trong ra ngoài và nhục Xá Lợi của Phật như châu bảo quý, ánh sắc hồng
hồng. Mỗi năm, đức Như Lai biến đại thần thông vào những ngày của
tháng trăng tròn (15 tháng giêng), để thị hiện phóng quang hoặc mưa
hoa. Tăng đồ ít hơn 1000 người, học tập theo giáo lý Đại Thừa nhưng
hành trì theo Thuợng Tọa bộ. Giới luật oai nghi trang nghiêm thanh
thoát. Ngày xưa, Vua nước Nam Hải Tăng Già La thâm tín Phật Pháp
phát tâm tự nhiên trong gia tộc có người em xuất gia muốn đến Thánh
tích của Phật. Từ xa xôi đến Ấn Độ ngụ ở chùa nầy, nhưng bị khinh chê
liền trở về bổn quốc. Vua thân chinh đi đón. Sa Môn buồn thảm giống
như chẳng nói được lời nào. Vua hỏi:
- Hiền đệ sao có vẻ buồn vậy?
Sa môn trả lời:
- Nương tựa vào uy của quốc gia mà ra đi học đạo. Qua nước khác lạ,
gặp bao chuyện nắng mưa gió lạnh lại còn bị nhục mạ, thấy rất là nguy
cơ, cho nên âu lo xấu hổ. Ai có thể hoan hỷ được.
Vua hỏi:
- Như thế nghĩa là sao?
Đáp rằng:
- Đó là ý chơn thành của Đại Vương về việc phước điền nơi mà các
ông vua Ấn Độ xây dựng chùa chiền làm cho các Thánh Tích đó được
rạng rỡ mà nhờ ân của tiên vương để lại cho đời sau.
Hỏi rằng:
- Việc đẹp như thế nghe qua thì đâu có gì?
Mang đồ quý sang hiến cho Ấn Độ, Vua nhận lễ cống rồi vẫn còn
nhớ đến ngày xưa cho nên sai sứ thần đến bảo:
- Nay ta muốn đến để báo đáp.
Sứ thần thưa:
- Vua Tăng Già La cúi đầu trước Vua Ấn Độ. Ngài có uy đức chấn
động xa gần, mà đất nước của tôi có vị Sa Môn nhờ gió đưa đến để chiêm
lễ liền đến nước ngài để chiêm bái Thánh tích, chỉ ở chùa mà không thấy
những nhà trọ, cho nên rất khổ tâm xấu hổ mà quay về. Cho nên từ xa
đến đây mong muốn được kiến tạo Già Lam tại Ấn Độ. Sau khi sứ giả