- 203 -
Đại Đường Tây Vực Ký
không thấy được thân, nghe biết rằng ở nước Ma Kiệt Đà thuộc Thiệm
Bộ Châu, nơi rừng Đa La trong đó có một núi nhỏ, trên cao có tượng Bồ
Tát nầy. Do đó nhà Vua, một lòng mong cầu được đến và quả thật như
vậy, khi đến đây đã gặp. Nhân đây mà kiến thiết tịnh xá để tu phước
cúng dường. Từ đó về sau, các Vua chúa thường theo phong tục nầy đến
đây để lập tinh xá, chùa, viện rồi đem hương hoa kỷ nhạc cúng dường
không dứt.
Phía đông nam của núi Cô Sơn, nơi có tượng của Đức Quán Tự Tại
Bồ Tát đi hơn 40 dặm đến một Già Lam tăng đồ hơn 50 người. Họ học
theo Tiểu Thừa. Phía trước chùa có một Bảo Tháp lớn rất là linh dị. Đây
là nơi mà Phật ngày xưa, đã vì Phạm Thiên Vương thuyết pháp trong
vòng bảy ngày. Nơi đây cũng là di tích của ba vị Phật trong quá khứ
ngồi thiền và kinh hành.
Phía đông bắc của Già Lam đi hơn 70 dặm, gặp sông Hằng. Phía nam
của sông Hằng có một làng rất lớn. Nhân dân giàu có và có rất nhiều đền
thờ cùng những hình tượng điêu khắc. Phía đông nam chẳng bao xa lại
có một Bảo Tháp mà Phật ngày xưa đã ở lại nơi đây để thuyết pháp. Từ
đây đi đến phía đông vào trong rừng núi đi bộ hơn 100 dặm, đến làng
Lạc Bát Nị La. Phía trước chùa có một Bảo Tháp lớn do Vua A Dục xây
dựng. Nơi đây ngày xưa đức Phật đã ở lại ba tháng để thuyết pháp. Từ
đây đến phía bắc hơn hai ba dặm có một ao lớn chu vi hơn 30 dặm, trong
hồ nầy có hoa sen bốn màu nở quanh năm suốt tháng. Từ đây đi về phía
đông vào trong rừng cây, đi bộ hơn 200 dặm nữa, đến nước Y Lan Nõa
Bát Phạt Dã.