C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 190

nó đã biến thế giới đó thành một "vật của tư duy" thành tính quy định thuần tuý của tự ý thức
và do đó hiện nay có thể hoà tan kẻ thù đã ê-te hoá trong "ê-te của tư duy thuần tuý". Như
vậy, "Hiện tượng học" rút cục đi một cách hoàn toàn lô-gích tới chỗ thay thế toàn bộ hiện
thực của loài người bằng "tri thức tuyệt đối", - tri thức, vì đó là phương thức tồn tại duy nhất
của tự ý thức mà tự ý thức thì được xem là phương thức tồn tại duy nhất của con người, -
tuyệt đối, vì tự ý thức chỉ biết có bản thân mình và không còn bị gò bó bởi thế giới vật thể
nào. Hê-ghen biến con người thành tự ý thức của con người, - con người hiện thực nghĩa là
sống trong thế giới vật thể hiện thực và bị ràng buộc bởi thế giới đó. Hê-ghen đem lộn ngược
thế giới cho đứng bằng đầu nên có thể khắc phục mọi giới hạn trong đầu óc mình, song điều
đó với cảm tính xấu xa, đối với con người hiện thực. Ngoài ra, tất nhiên ông cũng coi mọi cái
chứng tỏ tính có hạn của tự ý thức phổ biến, tức là cảm tính, tính hiện thực cá tính của con
người và của thế giới loài người đều là giới hạn cả. Toàn bộ "Hiện tượng học" đều nhằm
chứng minh tự ý thứcthực tại duy nhất bao gồm tất thảy.

Gần đây, ông Bau-ơ đã đổi tên tri thức tuyệt đối thành sự phê phán và đặt cho tính quy

định của tự ý thức một thuật ngữ nghe ra thì giản đơn hơn, tức quan điểm. Trong "Tập
chuyện", cả hai

thuật ngữ này vẫn được dùng song song, quan điểm vẫn còn được giải thích bằng tính quy
định của tự ý thức.

"thế giới tôn giáo với tính cách như vậy" chỉ tồn tại với tính cách là thế giới của tự ý

thức cho nên nhà phê phán có tính phê phán - nhà thần học ex professo

52

1*

- không sao tưởng

tượng được rằng có một thế giới trong đó có sự khác nhau giữa ý thứctồn tại, một thế giới
vẫn tiếp tục tồn tại như cũ khi tôi vứt bỏ sự tồn tại tưởng tượng của nó, tức sự tồn tại của nó
với tính cách là phạm trù hoặc quan điểm, hay nói cách khác: khi tôi thay đổi ý thức chủ
quan của chính tôi mà không thay đổi hiện thực vật thể một cách thực sự vật thể nghĩa là
không thay đổi hiện thực vật thể của chính tôi và hiện thực vật thể của những người khác. Vì
vậy, sự đồng nhất thần bí tư biện giữa tồn tại tư duy được lắp lại trong sự phê phán dưới
hình thức đồng nhất không kém phần thần bí giữa thực tiễn lý luận. Do đó sự phê phán nổi
trận lôi đình đối với cái thực tiễn vẫn muốn rằng mình là một cái gì khác với lý luận, đối với
thứ lý luận vẫn muốn rằng mình là một cái gì khác với sự hoà tan của một phạm trù nhất định
nào đó vào "tính phổ biến vô hạn của tự ý thức". Lý luận của bản thân sự phê phán chỉ bó
hẹp ở chỗ tuyên bố rằng tất cả những cái xác định như nhà nước, tài sản tư hữu, v.v., chỉ là
mặt đối lập trực tiếp của tính phổ biến vô hạn của tự ý thức, do đó cũng là những cái không
đáng kể. Kỳ thực thì trái lại cần phải chỉ rõ nhà nước, tài sản tư hữu, v.v., biến như thế nào
những con người thành những sự trừu tượng, hoặc chúng là sản phẩm của con người trừu
tượng, chứ không phải là hiện thực của những con người riêng lẻ và cụ thể.

Sau hết, không nói cũng rõ, nếu như "Hiện tượng học" của Hê-ghen tuy mắc tội tổ tông tư

biện nhưng ở nhiều chỗ còn cung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.