sự khác nhau đã trở thành thông thường giữa luật pháp và sự thực vẫn còn là "bí mật của
thành Pa-ri" đối với nhà tiểu thuyết có tính phê phán.
Nếu ngoài sự bóc trần có tính phê phán đối với những bí mật của pháp luật, chúng ta lại
xem thêm những cải cách vĩ đại mà Ơ-gien Xuy muốn thực hiện về phương diện những
người chấp hành tư pháp thì chúng ta sẽ có thể hiểu được tờ báo "Satan"
82
ở Pa-ri, trong đó
dân một khu phố viết thư than phiền với "nhà đại cải cách kiêm chuyên gia ký hoạ" này rằng
phố xá họ chưa có đèn thắp bằng hơi đốt. Ông Ơ-gien Xuy trả lời rằng ông ta sẽ tìm biện
pháp trừ bỏ cái bất tiện đó trong quyển thứ sáu của tác phẩm "Con người lang thang suốt đời"
của ông. Một khu phố khác than phiền về khuyết điểm của nền giáo dục sơ đẳng. Ông Ơ-gien
Xuy hứa thực hiện cải cách nền giáo dục sơ đẳng cho khu đó trong
quyển thứ mười của tác phẩm "Con người lang thang suốt đời" của ông.
4. BÍ MẬT BỊ BÓC TRẦN CỦA NHỮNG "QUAN ĐIỂM"
"Rô-đôn-phơ không dừng lại ở quan điểm cao siêu" (!) "của mình... Ông không tiếc công sức dùng phương thức lựa chọn
tự do để nắm được từ trên xuống dưới, từ phải sang trái các loại quan điểm" (Sê-li-ga).
Một trong những cái bí mật chủ yếu của sự phê phán có tính phê phán là "quan điểm" và
việc dùng quan điểm để nhận xét quan điểm. Trước mắt nó, mỗi người cũng như mỗi sản
phẩm tinh thần đều trở thành những quan điểm.
Chẳng có gì dễ hơn là đi sâu vào bí mật của quan điểm một khi đã hiểu rõ bí mật chung
của sự phê phán có tính phê phán là lắp lại những lời lảm nhảm tư biện cũ kỹ.
Trước hết, hãy để cho bản thân sự phê phán qua cái miệng của vị gia trưởng là ông Bru-nô
Bau-ơ mà nói lên lý luận của mình về "quan điểm".
"Khoa học... không bao giờ dính dáng đến một cá nhân nào đó hoặc một quan điểm nhất định nào đó... Dĩ nhiên là nó sẽ
không quên xoá bỏ giới hạn của một quan điểm nào đó nếu thấy đáng bỏ công sức vào đấy và nếu những giới hạn đó thực
sự có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể loài người; nhưng nó coi những giới hạn ấy là một phạm trù thuần tuý và tính quy
định của tự ý thức, vì vậy nó chỉ hướng về những ai có can đảm vươn lên tới tính phổ biến của tự ý thức, tức là những ai
quyết không chịu giam hãm trong những giới hạn đó" ("Tập chuyện", quyển II, tr. 127).
Bí mật của sự táo bạo đó của Bau-ơ, chúng ta thấy ở "Hiện tượng học" của Hê-ghen. Vì
trong "Hiện tượng học", Hê-ghen đem tự ý thức thay thế cho con người cho nên ở đấy những
biểu hiện nhiều vẻ nhất của hiện thực con người chỉ là một hình thức nhất định của tự ý thức
là tính quy định của tự ý thức. Nhưng tính quy định trần truồng của tự ý thức chỉ là một
"phạm trù thuần
tuý" một "tư tưởng" trần truồng cho nên tôi có thể xoá bỏ nó trong tư duy "thuần tuý" và khắc
phục nó bằng tư duy thuần tuý. Trong "Hiện tượng học" của Hê-ghen, cơ sở vật chất, cảm
tính, vật thể của các hình thức tha hoá khác nhau của tự ý thức của loài người đều không
được đếm xỉa đến và kết quả của toàn bộ công trình phá hoại đó là một thứ triết học bảo thủ
nhất, vì quan điểm đó cho rằng nó đã chinh phục thế giới vật thể, hiện thực cảm tính, một khi