đạo đức ít ra cũng dựa trên ý thức về phẩm cách con người. Trái lại, đạo đức của ông ta lại
dựa trên ý thức về sự yếu đuối của con người. Ông ta đại biểu cho đạo đức thần học. Những
thành tích anh hùng mà ông ta đã đạt được nhờ những tư tưởng Thiên chúa giáo cố định mà
ông ta dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá thế giới, như "lòng từ thiện", "lòng trung thành vô
hạn", "sự quên mình", "lòng ăn năn", "những người tốt và những người xấu", "phần thưởng
và hình phạt", "những sự trừng phạt ghê gớm", "sự cô đơn", "sự cứu vớt linh hồn", v.v.,
những thành tích đó, chúng ta đã phân tích tường tận và chỉ ra rằng đó chỉ là những trò hề mà
thôi. Ở đây chúng ta chỉ có việc xét đến tính cách cá nhân của Rô-đôn-phơ, tức là của "bí
mật đã bị bóc trần của mọi bí mật" hay là của bí mật đã bị bóc trần của "sự phê phán thuần
tuý" mà thôi.
Ngay thời niên thiếu, Rô-đôn-phơ, vị Héc-quyn phê phán của chúng ta, đã thấy sự đối lập
giữa "thiện" và "ác" thể hiện ở hai nhân vật Muyếc-phơ và Pô-li-đô-ri, hai thày giáo của ông
ta. Nhân vật thứ nhất dạy ông ta làm điều thiện mà bản thân y cũng là "người thiện"; nhân vật
thứ hai dạy ông ta làm điều ác mà bản thân y cũng là "người ác"! Để cho quan niệm này xét
về mặt tầm thường thì chẳng thua gì những quan niệm tương tự trong các cuốn tiểu thuyết
luân lý khác, Muyếc-phơ "người thiện" phải được miêu tả thành con người không "học rộng"
lắm, cũng không "thông minh hơn người lắm". Nhưng người đó thành thực, giản dị, ít nói,
dùng những danh từ như hổ thẹn, đê tiện để kiêu hãnh chê bai điều ác và cảm thấy ghê sợ
trước những cái thấp kém. Dùng lời nói của Hê-ghen thì có thể nói rằng Muyếch-phơ đã
chuyển một cách thành thực giai điệu của cái thiện và cái thực, thành sự ngang bằng của các
âm điệu, nghĩa là thành một nốt nhạc.
Trái lại, Pô-li-đô-ri là một đấng kỳ tài thông minh rất mực, học thức uyên thâm, rất có giáo
dục nhưng đồng thời lại là một người "thiếu đạo đức một cách rất nguy hiểm", và nhất là đầu
óc chứa đầy "thuyết hoài nghi đáng sợ nhất", điều mà Ơ-gien Xuy,
đại biểu của giai cấp tư sản thành kính và trẻ tuổi của nước Pháp không thể nào quên được.
Có thể phán đoán về nghị lực tinh thần và sự giáo dục của Ơ-gien Xuy và của nhân vật chính
của ông ta căn cứ vào sự khiếp sợ mà thuyết hoài nghi gây ra cho họ.
"Muyếc-phơ, ông Sê-li-ga nói - "vừa là tội lỗi vĩnh cửu ngày 13 tháng Giêng, vừa là sự chuộc lại vĩnh viễn cũng tội lỗi
đó nhờ ở lòng yêu mến và sự hy sinh không gì so sánh được đối với nhân vật Rô-đôn-phơ".
Nếu Rô-đôn-phơ là dues ex machina
1*
và đấng chuộc tội của toàn thế giới Muyếc-phơ là
deus ex machina cá nhân và đấng chuộc tội của Rô-đôn-phơ.
"Đối với Muyếc-phơ, Rô-đôn-phơ và việc cứu vớt loài người, Rô-đôn-phơ và việc thực hiện sự toàn thiện toàn mỹ của
bản chất loài người chỉ là một chỉnh thể thống nhất không thể chia cắt, một chỉnh thể mà y phục vụ không phải với sự trung
thành ngu xuẩn như chó của tên nô lệ mà là với sự tự giác và tự chủ đầy đủ".
Như vậy Muyếc-phơ là một tên nô lệ văn minh, tự giác và tự chủ. Giống như mỗi tên đầy
tớ của các ông hoàng, y coi chủ mình là hiện thân của đấng cứu thế. Grôn nịnh Muyếc-phơ là
"vệ sĩ dũng cảm không biết sợ". Chính Rô-đôn-phơ cũng gọi y là kiểu mẫu về người đầy tớ,