Nếu đem toàn bộ số thịt sản xuất ra ở Pháp chia đều cho mọi người thì mỗi người mỗi
ngày được chưa đầy 1/4 pao. Như vậy rõ ràng kiểu mẫu của Rô-đôn-phơ cũng gây ra một
cuộc cách mạng về mặt này. Chỉ riêng dân cư nông thôn sẽ tiêu thụ một số thịt nhiều hơn sản
lượng thịt toàn nước Pháp, thành thử cuộc cải cách có tính phê phán đó rút cục sẽ hoàn toàn
tiêu diệt ngành chăn nuôi ở nước Pháp.
Theo báo cáo của viên quản lý trại Bu-cơ-van là ông già Sa-tơ-lanh thì một phần năm tổng
thu nhập mà Rô-đôn-phơ phân chia cho công nhân ngoài tiền công cao và ăn uống sang
chẳng phải là cái gì khác hơn là địa tô của ông ta. Thực vậy, người ta cho rằng theo sự tính
toán trung bình thì nói chung, sau khi trừ mọi khoản chi phí sản xuất và lợi nhuận trả cho tư
bản bỏ vào sản xuất, địa chủ Pháp được hưởng một phần năm tổng thu nhập, nói cách khác,
phần của địa tô bằng một phần năm tổng thu nhập. Mặc dù Rô-đôn-phơ giảm một cách quá
mức và không thể chối cãi
được lợi nhuận trả cho ông ta về tư bản bỏ vào sản xuất bằng cách tăng quá mức chi phí công
nhân (theo Sáp-tan, "Về nền kinh tế quốc dân Pháp"
84
, quyển 1, tr.239 thì thu nhập bình
quân hàng năm của một công nhân nông nghiệp Pháp là 120 phrăng) mặc dù ông ta phân
phối toàn bộ địa tô của mình cho công nhân, ông già Sa-tơ-lanh vẫn khẳng định rằng với
phương pháp đó, ông lớn đã tăng thu nhập của mình, do đó mà cũng cổ vũ được những địa
chủ khác không có tính phê phán kinh doanh ấp trại như thế.
Trại kiểu mẫu của Bu-cơ-van chẳng qua chỉ là bóng ma ảo tưởng; vốn tiềm tàng của nó
không phải là nguồn của cải thiên nhiên của ruộng đất ở Bu-cơ-van mà là túi tiền thần kỳ của
Phoóc-tuy-na-tuýt
85
mà ông Rô-đôn-phơ có.
Do đó sự phê phán có tính phê phán lớn tiếng tuyên bố:
"Thoạt nhìn đã thấy ngay rằng toàn bộ kế hoạch đó không phải là không tưởng".
Duy chỉ có sự phê phán có tính phê phán mới có thể thoạt nhìn túi tiền của Phoóc-tuy-na-
tuýt là đã thấy rằng đó không phải là không tưởng. Cái nhìn đầu tiên có tính phê phán là "cái
nhìn hung ác".
8. RÔ-ĐÔN-PHƠ, "BÍ MẬT ĐÃ BỊ BÓC TRẦN
CỦA MỌI BÍ MẬT"
Phương tiện thần kỳ mà Rô-đôn-phơ dùng để tiến hành tất cả những công cuộc cứu thế của
mình và tất cả các công cuộc cứu chữa mầu nhiệm của mình không phải là những lời nói đẹp
đẽ của ông ta mà là tiền mặt trao tay của ông ta. Phu-ri-ê đã nói: các nhà đạo đức là như thế
đấy. Phải là triệu phú mới có thể noi gương những anh hùng của họ được.
Đạo đức là "sự bất lực trong hành động"
86
. Mỗi lần đạo đức tấn công vào một tật xấu nào
đó là nó đều thất bại. Rô-đôn-phơ thậm chí cũng không vươn lên đến quan điểm đạo đức độc
lập là