Qua câu chuyện giữa Muyếc-phơ với phái viên Grôn, chúng ta có thể có một quan niệm về
tấm màn dầy đặc che không cho Muyếc-phơ thấy những quan hệ thế gian giản đơn nhất. Viện
cớ pháp luật cho phép người ta tự vệ trong trường hợp tự vệ chính đáng, y rút ra kết luận rằng
với tư cách quan toà bí mật về việc hình, Rô-đôn-phơ có quyền chọc mù mắt Thày giáo bị
trói và "không có gì để tự vệ". Khi y nói Rô-đôn-phơ sẽ thuật lại như thế nào trước toà án
những hành vi "cao thượng" của mình, sẽ dùng những câu hoa mỹ như thế nào để phô trương
mình, sẽ thổ lộ như thế nào tâm tư vĩ đại của mình thì sự miêu tả của y thật xứng đáng với
một học sinh văn học trung học vừa đọc xong cuốn "Bọn kẻ cướp" của Si-lơ. Bí mật duy nhất
mà Muyếc-phơ để cho thế giới giải quyết là: khi y đóng vai công nhân chuyển than thì y đã
làm nhọ mặt mình bằng cái gì, bằng bụi than, hay là thuốc vẽ màu đen.
"Những vị thiên thần sẽ được phái xuống tách người thiện và người ác" (Phúc âm của Ma-ti-ơ, chương 13, mục 49).
"Đau đớn và lo sợ sẽ ban cho những kẻ làm điều ác; vinh quang, danh dự và bình yên sẽ ban cho tất cả những ai làm điều
thiện" (Xanh Pôn. Thư gửi người Rô-manh, chương 2, mục 9-10).
Rô-đôn-phơ tự coi mình là loại thiên thần đó. Ông xuống trần gian để tách người thiện
khỏi người ác, để khen thưởng người thiện, trừng phạt kẻ ác. Quan niệm thiện ác đã khắc sâu
vào đầu óc suy nhược của ông ta đến nỗi ông ta tin có ma quỷ thật và muốn bắt sống nó như
giáo sư Dắc-cơ ở Bon xưa kia. Mặt khác, ông ta lại định sao chép dưới hình thức thu nhỏ mặt
đối lập của quỷ nghĩa là thượng đế. Ông ta ưa "đóng một chút ít cái vai trò thượng đế". Cũng
giống như trong hiện thực, tất cả mọi sự phân biệt ngày càng lẫn lộn với sự phân biệt giữa kẻ
giàu và người nghèo, thì trong ý niệm tất cả mọi sự phân biệt có tính quý tộc sẽ biến thành sự
đối lập giữa điều thiện và điều ác. Sự phân biệt như thế là hình thức cuối cùng mà quý tộc
khoác cho những thiên kiến của mình. Rô-đôn-phơ tự cho mình là người thiện, và những
người ác tồn tại là để cho ông ta có thể hưởng sự toàn thiện toàn mỹ của bản thân ông ta.
Chúng ta hãy xem xét "người thiện" đó kỹ thêm chút nữa.
Ông Rô-đôn-phơ biểu lộ một lòng từ thiện và một sự phung phí theo kiểu của quốc vương
Hồi giáo ở Bát-đa trong truyện "Một nghìn lẻ một đêm". Ông ta không thể sống một cuộc đời
như thế mà lại không như một quỷ hút máu đến giọt máu cuối cùng của công quốc Đức của
ông ta. Theo chính Ơ-gien Xuy thì Rô-đôn-phơ sẽ đứng trong đám công hầu Đức bị giáng
cách
87
nếu không có một hầu tước Pháp che chở cứu ông ta khỏi bị cưỡng bách thoái vị. Sự
thật đó giúp chúng ta đánh giá được công quốc của ông ta lớn hay nhỏ. Rô-đôn-phơ dùng đầu
óc phê phán đến mức nào để xét đoán địa vị của bản thân ông ta, điều đó người ta còn có thể
thấy ở chỗ ông ta, một chư hầu nhỏ ở Đức, tưởng rằng cần phải vi hành bán nặc danh khi ở
Pa-ri để làm cho người ta khỏi chú ý đến mình. Ông ta cố ý đem theo một viên tể tướng với
mục đích có tính phê phán là để giúp ông ta tiêu biểu cho ông ta "cái mặt hí kịch và trẻ con
của quyền lực tự chủ"; dường như ngoài bản thân và chiếc gương soi của mình ra, một vị chư
hầu nhỏ còn cần có một đại biểu thứ ba nào đó để đại diện cho cái mặt hí kịch và trẻ con của
quyền lực tự chủ nữa. Rô-đôn-phơ cũng đã ảnh hưởng đến những người của mình khiến họ
cũng không hiểu một cách phê phán vai trò và ý nghĩa của mình. Chẳng hạn, anh đầy tớ