Muyếc-phơ và phái viên Grôn không nhận thấy rằng ông Ba-di-nô, đại biện ở Pa-ri chế nhạo
họ như thế nào bằng cách làm ra vẻ coi những sự uỷ thác riêng tây của họ là quốc gia đại sự,
và bằng cách dùng lối châm biếm tuôn ra hàng tràng về
"những quan hệ huyền bí, có thể tồn tại giữa những lợi ích hết sức khác nhau và vận mệnh quốc gia". "Vâng" - vị phái
viên của Rô-đôn-phơ báo cáo - "đôi lần y đã mặt dày mày dạn nói với tôi rằng trong việc cai trị một quốc gia, có biết bao
nhiêu là điều rắc rối phức tạp mà nhân dân không biết tới! Thưa nam tước, có ai
bảo rằng những báo cáo mà tôi đệ trình ngài có ảnh hưởng đến diễn biến của công việc châu Âu, song sự thực quả như thế
đấy".
Vì phái viên và Muyếc-phơ cho rằng trơ trẽn không phải là việc người ta gán cho họ là có
ảnh hưởng đến công việc châu Âu mà là việc Ba-đi-nô lý tưởng hoá cái nghề hèn mọn của
mình đến mức đó.
Trước hết, chúng ta hãy nhớ lại một cảnh trong sinh hoạt gia đình của Rô-đôn-phơ, Rô-
đôn-phơ bảo Muyếc-phơ: "Ta hiện đang ở trong một trong những giờ phút kiêu hãnh và sung
sướng". Nhưng ông ta lại nổi giận ngay vì Muyếc-phơ không muốn trả lời một câu hỏi của
ông ta. Ông ta quát: "Ta ra lệnh cho ngươi phải nói". Muyếc-phơ xin ông ta chớ nên ra lệnh.
Rô-đôn-phơ bảo: "Ta không ưa sự lặng thinh". Ông ta không tự kiềm chế nổi đến nỗi nói
những lời thô lỗ khi nhắc Muyếc-phơ rằng mọi công việc của anh ta đều được trả công. Ông
ta chỉ bình tĩnh lại khi Muyếc-phơ nhắc tới sự kiện ngày 13 tháng Giêng. Sau cơn bão táp đó,
cái bản tính tôi đòi mà Muyếc-phơ cho phép mình lãng quên đi trong khoảnh khắc lại lộ ra.
Hắn nắm lấy "tóc" mình, nhưng may thay hắn không có tóc; hắn thất vọng vì đã tỏ ra thô lỗ
với vị quan lớn hiển hách, một vị quan lớn sẵn lòng gọi hắn là "kiểu mẫu về người đầy tớ", là
"Muyếc-phơ lương thiện, lão thành, trung thực của ta".
Không bối rối vì những biểu hiện của điều ác trong người mình, Rô-đôn-phơ tiếp đó vẫn
lắp lại quan niệm cố định của mình, về "điều thiện" và "điều ác" và cho biết về những thành
tựu mà ông ta đã đạt được trong việc làm điều thiện. Ông ta gọi sự bố thí và lòng thương là
những kẻ an ủi trong trắng và thành tâm đối với linh hồn bị tổn thương của ông ta. Nhưng hạ
thấp sự bố thí và lòng thương bằng cách cứu giúp những kẻ không xứng đáng, những kẻ bị
ruồng bỏ, thì theo người ta nói là một điều đáng ghê sợ, vô đạo, bất kính. Tất nhiên là lòng
thương và sự bố thí đều là những
điều an ủi đối với tâm hồn của ông ta; cho nên làm ô uế những cái đó là mắc tội xúc phạm
thần linh. Như thế là "làm cho người ta nghi ngờ thượng đế; và kẻ nào bố thí thì phải làm cho
người ta tin ở thượng đế". Bố thí cho một kẻ bị ruồng bỏ, - đó là một điều không thể tưởng
tượng được!
Đối với Rô-đôn-phơ, mỗi sự vận động của tâm hồn ông ta đều vô cùng quan trọng. Vì vậy
ông ta không ngừng quan sát và đánh giá những sự vận động đó. Chẳng hạn, trong cảnh đã
nói trên kia, kẻ điên nổi giận với Muyếc-phơ nhưng lại tự an ủi rằng cảnh ngộ của Phlơ đơ
Ma-ri đã làm ông mủi lòng. "Ta mủi lòng đến nỗi rơi lệ, thế mà người ta vẫn trách ta là thờ ơ,