C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 234

nét chung ấy, để rồi sau sẽ nhờ đó mà nghiên cứu kỹ càng hơn những đặc điểm của từng bộ
phận riêng biệt.

Trên kia chúng tôi đã vạch rõ công nghiệp đã tập trung của cải vào tay một số ít người như

thế nào. Công nghiệp cần nhiều tư bản dùng để xây dựng những xí nghiệp khổng lồ, - bằng
cách đó nó đã làm cho giai cấp tiểu tư sản thủ công nghiệp bị phá sản, - và để bắt các lực
lượng thiên nhiên phải phục vụ cho mình và đánh bật những người thợ thủ công riêng lẻ ra
khỏi thị trường. Sự phân công lao động, việc sử dụng sức nước, nhất là sức hơi nước, và việc
ứng dụng máy móc, đó là ba đòn bảy lớn nhờ đó nền công nghiệp từ giữa thế kỷ XVIII đã
làm lay chuyển nền tảng của thế giới cũ. Công nghiệp nhỏ đã tạo nên giai cấp tư sản, công
nghiệp lớn đã tạo nên giai cấp công nhân và đưa một số ít kẻ được lựa chọn trong giai cấp tư
sản lên ngai vàng, nhưng cũng là để rồi một ngày kia lật đổ họ xuống càng chắc chắn hơn.
Hiện giờ, có một sự việc không thể chối cãi được và rất dễ hiểu là giai cấp tiểu tư sản rất
đông đảo của "thời đại hoàng kim cũ" đã bị công nghiệp tiêu diệt và phân hoá một mặt, thành
những nhà tư bản giàu có, mặt khác, thành những người lao động bần cùng

66

1*

.

Nhưng, khuynh hướng tập trung của công nghiệp không phải chỉ dừng lại ở đó. Dân cư

cũng bị tập trung như tư bản; điều này cũng là dĩ nhiên thôi, bởi vì trong công nghiệp, con
người, người công nhân, chỉ được xem như một loại tư bản, loại tư bản này tự nộp mình cho
chủ xưởng sử dụng và được chủ xưởng trả lợi tức dưới danh nghĩa tiền lương. Một xí nghiệp
công nghiệp lớn cần nhiều công nhân cùng làm việc ở một ngôi nhà; những công nhân ấy cần
phải sống ở gần nhau: thậm chí ở một công xưởng không lớn lắm họ tạo thành một nhóm thợ
nguyên vẹn. Họ đều có nhu cầu nhất định và để thoả mãn những nhu cầu ấy phải có những
người khác: thợ thủ công, thợ may, thợ giày, thợ làm bánh, thợ nề, thợ mộc đều dọn đến ở đó
cả. Dân cư trong xóm thợ, đặc biệt là thế hệ trẻ, học dần và làm quen với công việc ở công
xưởng; khi mà công xưởng đầu tiên không bảo đảm được việc làm cho tất cả mọi người
muốn có việc làm, điều này cũng hoàn toàn tự nhiên, thì tiền công hạ xuống và do đó, nhiều
chủ xưởng mới tìm đến nơi đó làm ăn. Thế là xóm thợ trở thành một thành phố nhỏ, rồi thành
phố nhỏ trở thành một thành phố lớn. Thành phố càng lớn thì việc đến ở đấy càng có nhiều
thuận lợi: ở đấy có đường sắt, có sông đào, có đường bộ; càng dễ có thể chọn công nhân lành
nghề hơn; do sự cạnh tranh trong việc xây dựng và trong việc sản xuất máy móc, ở một nơi
mọi thứ đều sẵn có trong tầm tay, người ta xây dựng những xí nghiệp mới ít tốn hơn ở những
nơi xa xôi, vì phải chuyên chở trước đến đó không những vật liệu xây dựng và máy móc, mà
còn cả những công nhân xây dựng và công nhân công xưởng nữa; ở đây có thị trường, sở
giao dịch chứng khoán, là những nơi tấp nập khách hàng; ở đây có thể liên hệ trực tiếp với
những thị trường cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ thành phẩm. Do đấy mà các
thành phố công xưởng lớn phát triển nhanh chóng phi thường. - Thực ra thì nông thôn cũng
có điều thuận lợi hơn thành phố là tiền thuê nhân công thường rẻ hơn. Do đó, nông thôn và
thành phố công xưởng luôn luôn cạnh tranh với nhau, và nếu ngày nay ưu thế ở phía thành
thị, thì ngày

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.