mai tiền công ở nông thôn sẽ hạ đến mức xây dựng những công xưởng mới ở đấy lại có lợi
hơn. Tuy nhiên, xu hướng ngày càng tập trung của công nghiệp vẫn rất mạnh mẽ và mỗi một
công xưởng mới xây dựng ở nông thôn đều mang mầm mống của một thành phố công
xưởng. Nếu cuộc chạy đua điên cuồng của công nghiệp còn có thể tiếp tục như thế trong
chừng một trăm năm nữa, thì mỗi một khu công nghiệp của Anh sẽ trở thành một thành phố
công xưởng lớn, Man-se-xtơ và Li-vớc-pun có lẽ sẽ gặp nhau ở quãng gần Oa-sinh-tơn hoặc
Niu-tơn. Trong thương nghiệp, sự tập trung nhân khẩu cũng tiễn hành y như vậy, và vì thế
một vài thương cảng lớn như Li-vớc-pun, Bri-xtơn, Hun và Luân Đôn hầu như đã lũng đoạn
toàn bộ nền hải thương của Đại Bri-ten.
Vì chính ở các thành phố lớn công nghiệp và thương nghiệp mới phát triển mạnh nhất, cho
nên cũng ở đấy những hậu quả của sự phát triển đó đối với giai cấp vô sản mới biểu hiện rõ
ràng và cụ thể hơn cả. Chính ở đấy, sự tập trung tài sản đã đạt đến mức độ cao nhất; chính ở
đây, các phong tục và quan hệ của thời xưa tốt đẹp đã bị xoá bỏ sạch ráo; ở đây, tình hình đã
diễn biến đến mức là những từ "Old merry England"
1*
không còn có ý nghĩa gì đối với ai
nữa, vì không còn ai biết đến "Old England", dù chỉ là qua những ký ức và qua những câu
chuyện của các cụ già. Ở đây, chỉ có giai cấp những kẻ giàu và giai cấp những người nghèo,
vì giai cấp tiểu tư sản càng ngày càng mất dần đi. Giai cấp tiểu tư sản trước kia là giai cấp
vững chắc nhất thì nay lại là giai cấp không ổn định nhất; nó còn gồm có một ít tàn dư của
thời quá khứ và một số những kẻ khao khát làm giàu, những hiệp sĩ - chuyên kiếm chác và
đầu cơ, theo nghĩa đầy đủ của từ này, trong số đó có thể một kẻ trở nên giàu có ở nơi mà chín
mươi chín kẻ
vỡ nợ và trong số chín mươi chín kẻ này thì quá nửa chỉ sống nhờ vào việc vỡ nợ thôi.
Nhưng tuyệt đại đa số cư dân các thành phố ấy là những người vô sản; đời sống của họ ra
sao, các thành phố lớn đã ảnh hưởng đến họ thế nào, đó là điều chúng ta sẽ nghiên cứu sau
đây.