tư sản cung cấp cho họ tư liệu sinh hoạt, nhưng đổi lấy "vật ngang giá", tức là lao động của
họ; thậm chí giai cấp tư sản còn làm cho họ ảo tưởng rằng dường như họ cũng hành động
theo ý chí của chính mình, dường như họ ký kết hợp đồng với giai cấp tư sản một cách tự do,
không bị ai ép buộc, như một người tự chủ. Quý hoá thay cái tự do chỉ để cho người vô sản
mỗi một con đường là chịu nhận mọi điều kiện mà giai cấp tư sản đặt cho họ, hoặc là phải
chết đói, chết rét, phải trần truồng đi chân đất tìm chốn dung thân giữa đám thú rừng! Quý
hoá thay cái "vật ngang giá" mà thước đo lại hoàn toàn tuỳ thuộc vào thiện ý của giai cấp tư
sản! - Và nếu người vô sản ngu xuẩn đến nỗi thà
chết đói còn hơn là chịu nhận những điều kiện "công bằng" của bọn tư sản, là những "người
bề trên tự nhiên"
1)
của họ - thì có hề gì - người ta sẽ tìm ngay được người khác một cách dễ
dàng, bởi vì trên đời này thiếu gì người vô sản, và không phải ai cũng ngu xuẩn đến nỗi thích
chết hơn sống.
Sự cạnh tranh giữa người vô sản với nhau là thế đấy. Nếu tất cả người vô sản đều tuyên bố
sẵn sàng chịu chết còn hơn là làm công cho giai cấp tư sản, thì giai cấp này sẽ bắt buộc phải
từ bỏ ngay sự lũng đoạn của mình. Nhưng sự tình đó không xảy ra và vị tất có thể xảy ra, vì
vậy giai cấp tư sản vẫn cứ yên tâm. Sự cạnh tranh giữa người lao động với nhau chỉ có một
giới hạn, đó là không một người lao động nào lại muốn làm việc với tiền lương thấp không
đủ mức cần thiết để sống; nếu nhất định phải chết đói thì thà ngồi không mà chết còn hơn
làm việc mà vẫn chết. Dĩ nhiên cái giới hạn đó chỉ là tương đối; nhu cầu để sinh tồn của
người này nhiều hơn, của người kia ít hơn, có người quen sống với nhiều tiện nghi hơn người
khác; người Anh về một số mặt nào đó hãy còn có văn hoá hơn và có nhiều nhu cầu hơn so
với người Ai-rơ-len là người quần áo tả tơi, ăn khoai và ngủ trong chuồng súc vật. Nhưng
không phải vì vậy mà người Ai-rơ-len không cạnh tranh với người Anh và làm giảm dần tiền
lương, - và cùng với tiền lương, làm giảm cả trình độ văn hoá của người lao động Anh, -
xuống ngang mức của người lao động Ai-rơ-len. Một số công việc trong đó bao gồm hầu hết
tất cả các loại công việc trong công nghiệp, đều đòi hỏi một trình độ văn hoá nhất định, cho
nên vì lợi ích của chính bản thân giai cấp tư sản mà tiền lương cũng phải khá cao để cho
người công nhân có thể có được trình độ tương ứng. Một người Ai-rơ-len vừa mới đến Anh
không lâu, ở ngay trong một cái chuồng gia súc mà anh ta gặp đầu tiên, và dù
có được một chỗ ở kha khá một chút thì mỗi tuần đều bị tống ra ngoài vì anh ta uống rượu
hết cả tiền và không thể trả tiền nhà được, một người như vậy không thể làm công nhân công
xưởng tốt được; bởi vậy tiền lương trả cho công nhân công xưởng phải đủ để cho họ nuôi dạy
con cái, khiến chúng biết lao động đúng quy cách, nhưng tuyệt nhiên không được nhiều hơn
cái mức khiến cho họ không thể không nhờ vào đồng lương của con cái và chỉ có thể cho con
cái mình trở thành công nhân bình thường mà thôi. Ở đây cái giới hạn, mức lương tối thiểu,
cũng là tương đối: khi trong gia đình mọi người đều đi làm, thì mỗi người có thể kiếm ít đi