hợp ấy, thói xấu lan truyền không sao tránh được và thường nhanh chóng như là bệnh truyền nhiễm của cơ thể".
Vẫn tác giả ấy viết ở một đoạn khác:
"Khi những giai cấp thượng đẳng, vì lợi ích của mình, tập trung đông đảo người lao động vào một nơi chật hẹp, thì sự
truyền nhiễm thói xấu bắt đầu lan tràn nhanh chóng lạ thường và không thể tránh được. Xét trình độ tôn giáo và đạo đức của
những đại biểu của các giai cấp bên dưới thì nhiều khi họ ít đáng chê trách về chỗ bị cám dỗ, cũng như ít đáng chê trách về
chỗ đã trở thành nạn nhân của bệnh thương hàn"
1)
.
Nhưng thế là đủ ! A-li-xơn, con người nửa–tư sản, dù quan điểm bị hạn chế, cũng đã vạch
cho ta thấy những hậu quả tai hại của những thành phố đối với sự phát triển đạo đức của
người lao động. Một tác giả khác, bác sĩ En-đriu I-u-rơ
2)
, một nhà tư sản thực thụ, là linh
hồn của Đồng minh chống đạo luật ngũ cốc, cho ta thấy một khía cạnh khác của những hậu
quả ấy. Ông cho biết là đời sống ở các thành phố lớn làm cho các mưu đồ làm loạn nảy nở dễ
dàng trong công nhân và giúp cho đám bình dân có sức mạnh. Theo ý ông ta, nếu không giáo
dục người lao động một cách thích đáng (tức là phục tùng giai cấp tư sản) thì họ sẽ nhìn nhận
sự vật một cách phiến diện, theo quan điểm ích kỷ ác độc và dễ nghe theo lời xúi giục của
bọn mị dân giảo quyệt; họ lại còn có thể có thái độ ghen ghét và thù hằn đối với những vị ân
nhân tốt nhất của họ là những nhà tư bản đạm bạc và tháo vát; chỉ có một nền giáo dục đúng
đắn mới cứu vãn nổi tình hình ấy, nếu không, sẽ xảy ra sự phá sản của dân tộc và nhiều tai
hoạ khác, bởi vì không thể nào tránh được cuộc cách mạng của công nhân.
Nhà tư sản của chúng ta lo sợ là phải. Nếu sự tập trung dân số làm cho giai cấp có của phồn
vinh và phát triển gấp bội, thì nó còn có ảnh hưởng lớn hơn đối với sự phát triển của công
nhân. Công nhân bắt đầu cảm thấy mình - về toàn thể - là một giai cấp; họ đã hiểu được rằng
đứng riêng lẻ thì họ yếu, nhưng liên hợp lại thì thành một lực lượng; điều này đã giúp cho họ
tách ra khỏi giai cấp tư sản và giúp cho những quan niệm về tư tưởng độc lập, đặc trưng cho
công nhân và cho hoàn cảnh sinh sống của họ được hình thành; họ bắt đầu hiểu về địa vị bị
áp bức của mình và công nhận có tầm quan trọng về mặt xã hội và chính trị. Các thành phố
lớn là nơi bắt nguồn của phong trào công nhân: nơi đây công nhân lần đầu tiên đã bắt đầu suy
nghĩ về tình cảnh của mình và đấu tranh để thay đổi nó, nơi đây sự đối lập về lợi ích giữa giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản lần đầu đã biểu lộ ra, nơi đây những liên đoàn lao động, phong
trào Hiến chương và chủ nghĩa xã hội đã ra đời. Bệnh tật của cơ thể xã hội vốn là mãn tính ở
nông thôn, đã chuyển sang trạng thái cấp tính ở các thành phố lớn, và nhờ đó mà phát hiện
được thực chất của căn bệnh và tìm ra được phương pháp cứu chữa. Nếu không có các thành
phố lớn, nếu không có sự thúc đẩy của chúng đối với sự phát triển ý thức xã hội thì công
nhân còn xa mới được tiến bộ như ngày nay. Hơn nữa, các thành phố lớn còn xoá bỏ những
tàn tích cuối cùng của quan hệ gia trưởng giữa thợ và chủ, nền đại công nghiệp cũng đã góp
phần vào việc này bằng cách làm tăng số lượng công nhân phụ thuộc vào một người tư sản.
Giai cấp tư sản tiếc rẻ điều đó cũng hoàn toàn có căn cứ: vì rằng những quan hệ trước kia hầu
như đã đảm bảo cho họ tránh được sự phản kháng của công nhân. Người tư sản đã mặc sức