bóc lột và đè nén công nhân của mình bao nhiêu là tuỳ thích và thêm vào đó còn có thể hy
vọng những người chất phác ấy phục tùng, biết ơn và yêu mến hắn, nếu ngoài việc trả lương,
hắn còn tỏ ra ân cần đôi chút - mà làm như vậy hắn chẳng mất gì - hoặc nếu hắn thực hiện vài
điều nhân nhượng không đáng kể dường như là hoàn toàn do lòng
tốt đặc biệt của hắn, mặc dầu, tất cả những cái ấy chưa đáng một phần mười cái mà hắn phải
làm. Thật ra, với tư cách một cá nhân riêng lẻ đặt trong hoàn cảnh không do mình tạo nên, có
lẽ hắn cũng đã thực hiện một phần nào nghĩa vụ của mình; nhưng với tư cách là một thành
viên của giai cấp cầm quyền, và do chỗ hắn là kẻ cầm quyền mà phải nhận thấy trách nhiệm
về tình cảnh của toàn dân tộc và phải có nghĩa vụ quan tâm đến lợi ích chung thì người tư sản
chẳng làm được việc gì mà tình cảnh đó buộc hắn phải làm, vả lại hắn còn bóc lột thêm nhiều
hơn nữa toàn bộ dân tộc vì lợi ích riêng của hắn. Trong quan hệ gia trưởng che đậy địa vị nô
lệ của người thợ một cách giả nhân giả nghĩa, người công nhân chỉ có thể là một người dân
tầm thường, đã chết về mặt tinh thần, không hiểu biết về lợi ích của bản thân mình. Chỉ tới
lúc xảy ra sự xa cách giữa anh ta và chủ, lúc đó rõ ràng là người chủ chỉ liên hệ với anh ta vì
lợi ích riêng, vì theo đuổi lợi nhuận, lúc những quan hệ thân ái giả tạo đó không chịu đựng
được chút thử thách nào, đã hoàn toàn biến mất, chỉ có lúc đó người công nhân mới bắt đầu
nhận thức được về địa vị và lợi ích của mình và bắt đầu phát triển độc lập, chỉ có lúc đó về tư
tưởng, về tình cảm và về nguyện vọng anh mới thôi đi theo giai cấp tư sản một cách nô lệ. Và
có được kết quả này, chủ yếu là nhờ có nền đại công nghiệp và các thành phố lớn.
Một yếu tố khác đã có ảnh hưởng quan trọng tới tình hình của công nhân Anh là sự nhập
cư của công nhân Ai-rơ-len mà chúng ta đã nói tới ý nghĩa của nó về mặt ấy. Sự nhập cư này,
một mặt, như ta đã thấy, quả thật đã hạ thấp trình độ công nhân Anh, đã làm cho công nhân
Anh xa lìa văn hoá và làm cho tình cảnh của họ thêm xấu đi, nhưng ngược lại, mặt khác nó
đã đào sâu thêm cái hố ngăn cách giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, và do đó đã đẩy
mạnh thêm cuộc khủng hoảng đang tới gần. Vấn đề là ở chỗ, căn bệnh xã hội mà nước Anh
mắc phải quả thực cũng có tiến trình giống như bệnh tật của một cơ thể sống; nó phát
triển theo một quy luật nhất định và có những cơn nguy kịch mà cơn cuối cùng và nặng nhất
quyết định số mệnh của con bệnh. Và bởi vì dân tộc Anh không thể tiêu vong trong cơn nguy
kịch cuối cùng ấy, mà ngược lại phải thoát khỏi, phục hưng và đổi mới, cho nên chỉ có thể
vui mừng trước mọi sự việc làm cho tiến trình của căn bệnh ấy nguy kịch thêm. Ngoài ra sự
nhập cư của người Ai-rơ-len còn góp phần vào việc này bằng cách đem vào Anh và truyền
vào giai cấp công nhân Anh cái tính tình hăng say, sôi nổi của người Ai-rơ-len. Giữa người
Ai-rơ-len và người Anh khác nhau về nhiều mặt, cũng như giữa người Pháp và người Đức
vậy; sự tiếp xúc giữa người Ai-rơ-len có tính tình bồng bột hơn, dễ xúc động và nóng nảy
hơn với người Anh có tính tình điềm đạm, tự chủ được, biết suy tính đắn đo, rốt cuộc chỉ có
thể có lợi cho cả đôi bên. Tính ích kỷ tàn nhẫn cố hữu của giai cấp tư sản Anh sẽ còn được
duy trì lâu hơn nhiều cả trong giai cấp công nhân, nếu như tính đó không pha trộn tính hào