đa số. Mỗi cải tiến về máy móc đều cướp mất mẩu bánh mì của công nhân và cải tiến càng
lớn thì công nhân thất nghiệp càng đông; do đó, mỗi một cải tiến đều gây nên cho một số
công nhân những hậu quả như một cuộc khủng hoảng thương nghiệp, tức là thiếu thốn,
nghèo cùng và phạm tội lỗi. Chúng ta hãy lấy mấy ví dụ để chứng minh. Vì ngay phát minh
đầu tiên là máy sợi gien-ny do một công nhân điều khiển (xem ở trên) đã có thể sản xuất
được ít ra là gần gấp sáu lần một chiếc xa bình thường, cho nên mỗi cái máy gien-ny mới sẽ
làm cho năm người thợ kéo sợi thất nghiệp. Máy sợi con có sức sản xuất lớn hơn máy sợi
gien-ny nhiều và cũng chỉ cần một công nhân điều khiển, còn cướp mất sinh kế của nhiều
người hơn nữa. Cái máy
mun, với một sản lượng như thế thì cần ít công nhân hơn, cũng có tác dụng giống như vậy, và
mỗi lần nó được cải tiến, tức là mỗi lần số ống suốt tăng thêm thì lại rút bớt số công nhân cần
thiết. Thế mà số ống suốt trên máy mun đã tăng lên nhiều, khiến rất nhiều công nhân thất
nghiệp: trước kia mỗi người thợ kéo sợi cùng với vài ba đứa trẻ con (làm người nối sợi) có
thể trông coi 600 ống suốt, nhưng bây giờ một mình người ấy có thể coi hai cái máy mun
tổng cộng từ 1 400 đến 2 000 ống suốt, thế là hai người thợ kéo sợi lớn tuổi và một số thợ
phụ phải thất nghiệp. Từ khi nhiều xưởng sợi dùng máy sợi con cọc di động thì vai trò của
người thợ kéo sợi hoàn toàn không còn nữa và bị máy móc thay thế. Tôi có trong tay một
cuốn sách do một thủ lĩnh có uy tín phái Hiến chương ở Man-se-xtơ là Giêm-xơ Li-sơ viết
1)
. Tác giả đã từng làm việc nhiều năm trong các ngành công nghiệp khác nhau, ở nhiều
công xưởng và mỏ than, bản thân tôi cũng biết ông là một người thành thực, đáng tin cậy và
thạo việc. Nhờ địa vị của ông ở trong đảng nên ông đã nắm được nhiều tài liệu hết sức tỉ mỉ
về các loại công xưởng, những tài liệu do bản thân công nhân thu thập được; ông đã làm một
số bảng thống kê, qua đó có thể thấy rằng năm 1829, ở 35 công xưởng đã có 1 060 thợ kéo
sợi nhiều hơn năm 1841, mặc dầu khi đó số ống suốt trong những công xưởng ấy đã tăng
thêm 99 239 cái. Ông còn nêu ra 5 công xưởng trong đó không còn một người thợ kéo sợi
nào, vì ở đấy chỉ dùng máy sợi con cọc di động. Trong khi số ống suốt tăng 10%, thì số thợ
kéo sợi lại rút đi 60% và hơn nữa. Li-sơ nói thêm