của trẻ con được đặt ra, tức là muốn có được những kỹ năng cần thiết thì phải làm quen với
lao động ở công xưởng ngay từ nhỏ, tức là từ trước mười tuổi (chẳng hạn xem mấy chỗ trong
"Báo cáo của tiểu ban điều tra về lao động công xưởng"). Cuối cùng giai cấp tư sản cũng
tuyệt nhiên không nói gì đến quá trình phát triển kỹ thuật đang tiếp tục không ngừng, cho nên
dù người công nhân thực có kiếm được việc làm trong ngành lao động mới thì sự cải tiến của
máy móc cũng sẽ thải anh ta ra và hoàn toàn cướp mất của anh ta lòng tin tưởng ở ngày mai.
Nhưng giai cấp tư sản thì lại thu được toàn bộ lợi ích của sự cải tiến máy móc; trong những
năm đầu, khi nhiều máy cũ vẫn còn được dùng, sự cải tiến còn chưa thực hành đều khắp, giai
cấp tư sản đã vớ được cơ hội
tốt nhất để làm giàu, nên đòi hỏi họ phải nhìn thấy mặt xấu của sự phát triển sản xuất bằng
máy móc thì thực là đòi hỏi ở họ quá nhiều.
Máy móc được cải tiến thì tiền công hạ xuống, đó cũng là điểm mà giai cấp tư sản bác bỏ
kịch liệt, còn công nhân thì nhiều lần khẳng định điểm ấy. Giai cấp tư sản đoán chắc với
chúng ta rằng mặc dù tiền công tính theo sản phẩm có hạ xuống theo với cải tiến sản xuất,
nhưng tiền công hàng tuần nói chung vẫn đã cao lên nhiều hơn là hạ xuống và tình cảnh của
công nhân đã được cải thiện nhiều hơn là đã xấu đi. Rất khó trả lời chính xác vấn đề này vì
công nhân phần nihều viện ra những ví dụ về tiền công tính theo sản phẩm bị hạ; mặc dù thế,
không còn nghi ngờ gì nữa là trong các ngành lao động khác nhau, tiền công hàng tuần đã hạ
xuống theo với việc áp dụng máy móc. Những người được gọi là thợ kéo sợi nhỏ, kéo sợi
nhỏ trên máy mun, đúng là được tiền công cao; mỗi tuần từ 30 đến 40 si-linh, đó là vì họ đã
tổ chức thành một công đoàn vững mạnh để chống sự hạ thấp tiền công, đồng thời lao động
của họ cũng cần sự huấn luyện lâu dài. Nhưng người thợ kéo sợi thông thường thì tiền công
rất thấp, vì họ phải cạnh tranh với những máy tự động (máy sợi con cọc di động), là loại máy
không dùng được vào việc kéo sợi nhỏ và công đoàn của họ đã bị việc áp dụng các máy ấy
đánh một đòn mạnh. Một công nhân làm công việc kéo sợi như vậy nói với tôi rằng anh ta
kiếm được mỗi tuần không quá 14 si-linh, điều ấy phù hợp với tài liệu của Li-sơ nói rằng
trong nhiều công xưởng khác nhau, người công nhân kéo sợi thông thường mỗi tuần kiếm
được không đến 16 si-linh rưỡi, và một người trước đây ba năm mỗi tuần kiếm được 30 si-
linh thì bây giờ vất vả lắm mới kiếm được 12 si-linh rưỡi, và năm ngoái tiền công bình quân
cũng không vượt quá con số ấy. Thực ra thì tiền công của phụ nữ và trẻ con thụt xuống ít
hơn, nhưng đó chỉ vì ngay từ đầu tiên công đó đã không cao rồi. Tôi biết nhiều phụ nữ, là
những người goá bụa có con nhỏ, làm
việc vất vả mà mỗi tuần cũng chỉ kiếm được từ 8 đến 9 si-linh; mà mỗi người khi đã biết
được giá cả những vật phẩm cần thiết nhất cho đời sống ở Anh thì đều phải thừa nhận rằng
món tiền ít ỏi ấy không thế nào đủ nuôi gia đình được. Tất cả công nhân đều nhất trí xác
nhận rằng tiền công nói chung bị hạ thấp theo với việc cải tiến máy móc. Giai cấp tư sản
công nghiệp nói rằng dường như tình cảnh của giai cấp công nhân đã được cải thiện theo với
việc áp dụng máy móc, nhưng tại mỗi cuộc họp của công nhân ở các khu công xưởng đều có
thể khẳng định rằng chính bản thân công nhân coi đó là lời nói láo không thể tha thứ được.