C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 330

cả. Tất nhiên, còn có ai vào đây mà chịu thiệt thòi ấy? Chủ xưởng tiếc không vứt bỏ máy cũ,
nhưng lại không muốn chịu thiệt thòi; đối với cái máy là một vật chết thì hắn không kiếm
chác được gì, do đó hắn liền nhằm vào người công nhân sống, con dê thế tội của toàn thể xã
hội. Trong số những công nhân phải cạnh tranh với máy móc ấy, những công nhân dệt thủ
công trong công nghiệp dệt vải bông sống cuộc đời tồi tệ nhất. Tiền lương của họ thấp nhất,
thậm chí khi đầy đủ việc làm, tiền lương mỗi tuần cũng không quá 10 si-linh. Máy dệt có
động cơ đã lần lượt đoạt mất hết ngành dệt này đến ngành dệt khác; ngoài ra khung cửi dệt
tay lại là nơi náu mình cuối cùng của những công nhân mất việc trong các ngành khác, cho
nên ở đây số người làm lúc nào cũng quá thừa. Do đó một người thợ dệt thủ công lúc thường
mà mỗi tuần kiếm được 6 - 7 si-linh thì đã cho mình là may mắn lắm, thậm chí để kiếm được
số tiền ấy anh ta phải đứng máy từ 14 đến 18 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, để dệt phần lớn hàng
dệt phải cần một địa điểm ẩm thấp để cho sợi khỏi đứt luôn; vì vậy một phần do nguyên nhân
ấy, một phần do công nhân nghèo túng không thể thuê nổi một gian nhà tốt, nên nền nhà
những xưởng dệt thủ công hầu như không bao giờ được lát ván hay lát đá gì cả. Tôi đã có dịp
đến thăm nhiều thợ dệt thủ công, nhà ở của họ trong những sân và những đường phố nhớp
nhúa tồi tàn nhất, thông thường là ở trong những nhà hầm. Thường thường, năm - sáu người
thợ dệt, trong đó một số đã có vợ, cùng ở trong một nhà nhỏ, chỉ có một hoặc hai phòng làm
việc và một phòng lớn dùng chung để ngủ. Thức ăn của họ hầu như chỉ toàn khoai tây, đôi
khi có một tí cháo yến mạch, rất ít khi có sữa, thịt thì hầu như không thấy bao giờ; rất nhiều
người trong số đó là người Ai-rơ-len, hoặc tổ tiên là người Ai-rơ-len. Những thợ dệt thủ công
không may ấy, mỗi lần xảy ra khủng hoảng đều bị nạn trước tiên và thoát nạn cuối cùng, lại
còn bị giai cấp

tư sản dùng làm công cụ để chống lại những người công kích chế độ công xưởng ! Hãy xem,
- giai cấp tư sản đường đường đắc ý kêu lên, - hãy xem những thợ dệt nghèo ấy sống nghèo
khổ bao nhiêu, còn những công nhân công xưởng sống sung sướng bao nhiêu, rồi lúc đó hãy
phê phán chế độ công xưởng

126

1)

! Làm như là tình cảnh tồi tệ đó của thợ dệt thủ công không

phải là tội lỗi của bản thân chế độ công xưởng và máy móc của nó, làm như là bản thân giai
cấp tư sản không hiểu rõ ràng điều ấy như chúng ta ! Nhưng ở đây dính dáng đến lợi ích của
giai cấp tư sản, vì vậy có nói dối mấy câu hoặc làm đạo đức giả chút ít, đối với họ cũng
chẳng làm sao.

Bây giờ chúng ta hãy xét kỹ càng hơn tình hình việc phát triển sản xuất bằng máy móc

càng ngày càng loại bỏ những công nhân đàn ông. Về kéo sợi cũng như về dệt, công việc
đứng máy, chủ yếu chỉ là nối sợi đứt, còn mọi việc khác đều do máy làm; để làm việc ấy,
không cần có sức lực, nhưng phải rất khéo tay. Cho nên đối với công việc ấy, đàn ông không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.