công nhân. Trong những công xưởng dệt bông, nữ công nhân chiếm 56,25%; trong những
công xưởng dệt len - 69,5%, trong những công xưởng dệt lụa - 70,5%, trong những công
xưởng dệt lanh - 70,5%. Những con số ấy tưởng đã đủ chứng minh cho việc công nhân đàn
ông bị gạt bỏ; nhưng muốn xác minh điểm ấy thì chỉ cần ghé vào bất cứ một công xưởng nào
là được. Kết quả là trật tự xã hội hiện tồn tại tất yếu bị đảo lộn, sự chuyển biến ấy mà người
công nhân bắt buộc phải chịu đang gây cho họ những hậu quả nguy hại nhất. Trước hết là
công việc của những người phụ nữ đã hoàn toàn phá hoại gia đình; vì nếu người vợ một ngày
làm việc 12 - 13 giờ trong công xưởng, còn người chồng lại cũng làm việc ấy ở đấy hay ở nơi
nào khác trong một thời gian cũng dài như vậy, thì vận mệnh con cái họ sẽ như thế nào ?
Chúng lớn lên như cỏ dại hoàn toàn không được săn sóc, hoặc mỗi tuần người ta bỏ ra một
si-linh hoặc một si-linh rưỡi, đem chúng gửi cho người khác giữ, mà những
người này đối đãi với chúng như thế nào thì cũng rất dễ hình dung. Cho nên, trong những
khu công xưởng, những việc rủi ro xảy ra vì trẻ con thiếu được săn sóc tăng lên một cách
đáng sợ. Căn cứ vào sổ sách của viên dự thẩm của thành phố Man-se-xtơ (theo tài liệu của
tiểu ban điều tra về lao động công xưởng, báo cáo của bác sĩ Hô-kin-xơ, tr. 3) thì trong 9
tháng có 69 trẻ con chết cháy, chết bỏng, 56 đứa chết đuối, 23 đứa chết vì ngã, 77 đứa chết vì
những tai nạn khác, tức là tất cả có 225 tai nạn chết người
1)
, còn ở Li-vớc-pun, không phải
là thành phố công xưởng, thì trong 12 tháng, tất cả chỉ có 146 tai nạn chết người. Những tai
nạn ở các mỏ than không tính vào số liệu thống kê của hai thành phố ấy. Thêm nữa, nên chú
ý rằng viên dự thẩm ở Man-se-xtơ không có trách nhiệm đối với Xôn-phoóc, cho nên nhân
khẩu của hai khu ấy có thể xem là xấp xỉ bằng nhau. Hầu như số nào của tờ "Manchester
Guardian" cũng đều đưa tin về một hoặc mấy tai nạn bỏng nghiêm trọng. Bản thân những sự
kiện ấy tự nó cũng đã rõ ràng và hoàn toàn xác minh rằng người mẹ đi làm cũng là một trong
những nguyên nhân làm số trẻ con bị chết lên cao. Thường thường phụ nữ sau khi sinh đẻ ba
- bốn ngày đã phải trở lại công xưởng làm việc, dĩ nhiên là đành phải bỏ đứa con mới sinh ở
nhà; lúc nghỉ, họ vội vàng chạy về cho con ăn, bản thân cũng ăn qua loa một chút gì đó. Cách
cho ăn thế nào thì cũng dễ hình dung thôi. Huân tước E-sli thuật lại lời nói của mấy nữ công
nhân.
"M.H. hai mươi tuổi, có hai con, đứa bé nhất còn đang bú, phải để cho đứa lớn hơn một chút giữ; buổi sớm, mới hơn
năm giờ chị ta đã vào xưởng, đến tám giờ tối mới về; cả ngày, sữa chảy làm ướt cả áo. - H. V. có ba con, năm giờ sáng thứ
hai rời khỏi nhà, bảy giờ tối thứ bảy mới trở về; về đến nhà là bận con cái đến ba giờ
sáng mới đi ngủ. Nhiều khi mưa ướt như chuột lột mà vẫn phải làm việc trong tình trạng như thế. Chị ấy nói: "Vú tôi đau
biết chết được, sữa chảy ra làm ướt cả người".
Cái chế độ đểu giả ấy chỉ khuyến khích mọi người dùng thuốc ngủ để giữ cho trẻ con nằm
yên, và thực tế, biện pháp ấy được dùng rất rộng rãi trong các khu công xưởng. Theo ý kiến
của bác sĩ Giôn, phụ trách đăng ký hộ tịch của khu Man-se-xtơ, thì thói quen ấy là nguyên