C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 333

nhân chủ yếu của những trường hợp chết người thường gặp vì kinh giật. Công việc của người
phụ nữ ở công xưởng không tránh khỏi làm tan rã gia đình, trong tình trạng xã hội hiện tại
lấy gia đình làm cơ sở thì tình hình ấy vô luận đối với vợ chồng hay con cái cũng đều gây
nên những hậu quả bại hoại đạo đức nghiêm trọng nhất. Một người mẹ không có thì giờ săn
sóc con mình, không có thì giờ để cho đứa con trong mấy năm đầu được hưởng sự âu yếm
thông thường nhất của người mẹ, một người mẹ rất ít khi nhìn thấy con mình, thì không thể
là một người mẹ đối với nó; người mẹ ấy tất nhiên đối với con rất lạnh nhạt, thiếu tình
thương, không chút săn sóc, hoàn toàn xem nó như con người khác. Những đứa trẻ lớn lên
trong những điều kiện như thế sau này đối với gia đình sẽ không có chút gì quyến luyến, đôi
khi ở trong gia đình mà chính bản thân chúng xây dựng, chúng cũng không cảm thấy hương
vị gia đình, vì chúng đã quá quen với cuộc sống cô độc, điều đó tất nhiên sẽ làm cho gia đình
công nhân càng bị phá hoại nghiêm trọng. Trẻ con đi làm cũng là một nguyên nhân làm tan
rã gia đình. Hễ khi chúng kiếm được tiền nhiều hơn số tiền mà cha mẹ chi phí để nuôi chúng,
thì chúng bắt đầu trả cho cha mẹ số tiền để chi phí cho việc ăn, ở của chúng, còn lại thì bản
thân chúng tiêu hết. Sự tình ấy thường xảy ra khi chúng mười bốn, mười lăm tuổi (Pau-ơ: báo
cáo về thành phố Lít-xơ, một vài chỗ trong bản báo cáo ấy; Tớp-nen: báo cáo về Man-se-xtơ,
tr.17 và các tr. khác trong "Báo cáo của tiểu ban điều tra về lao động công xưởng"). Nói tóm
lại, trẻ con đều dần dần tự lập, coi nhà cha mẹ như quán trọ, nếu chúng không vừa ý cái quán
ấy thì chúng thường bỏ đi tìm cái quán khác.

Trong nhiều trường hợp, việc người phụ nữ đi làm ở công xưởng không hoàn toàn phá

hoại gia đình, nhưng làm cho nó đảo ngược. Người vợ kiếm tiền nuôi sống cả nhà, người
chồng thì ở nhà trông con quét dọn, nấu nướng. Tình hình như thế rất nhiều, nhiều lắm; chỉ
riêng ở Man-se-xtơ đã có thể đếm được mấy trăm người chồng chuyên việc nội trợ như thế.
Người ta có thể dễ dàng hình dung được sự phẫn nộ chính đáng của người công nhân như thế
nào trước tình trạng thực sự mất chức năng đàn ông đó của họ, tình trạng này đã làm cho toàn
bộ quan hệ gia đình biến đổi căn bản như thế nào, trong khi tất cả những quan hệ xã hội khác
còn nguyên vẹn. Ngay trước mắt tôi có bức thư của một công nhân. Anh tên là Rô-bớc Pau-
dơ ở Brôn-xơ-bin-đinh-xơ Vút-hau-xmua - Xai-dơ, thành phố Lít-xơ (để giai cấp tư sản có
thể đến đó tìm anh ta, tôi đưa ra địa chỉ tỉ mỉ), viết cho Ô-xtơ-lơ. Vị tất tôi diễn đạt được một
nửa tính chất phác của bức thư ấy khi dịch; nếu gặp những lỗi chính tả còn có thể tìm cách
diễn đạt được, nhưng những đặc điểm của thổ ngữ Y-oóc-sia thì hoàn toàn mất đi. Trong bức
thư ấy, anh ta kể lại một công nhân khác mà anh quen đang đi tìm việc, đã gặp một người bạn
cũ ở Xanh - Hê-len, thuộc Lan-kê-sia:

"Thưa ông, chính ở đó anh ta đã tìm được hắn và khi anh ta đến gần túp lều của hắn, ông thử nghĩ xem anh ta thấy gì?

Một căn nhà hầm ẩm thấp, đồ đạc trong nhà thì chỉ có hai cái ghế cũ, một cái bàn tròn ba chân, một cái hòm, không có

giường, chỉ có một đống rơm cũ ở góc tường, với hai cái khăn trải bẩn thỉu và hai khúc gỗ ở cạnh lò sưởi. Khi người bạn

đáng thương của tôi bước vào thì anh chàng Giắc nghèo khổ đang ngồi trên khúc gỗ cạnh lò sưởi, ông thử nghĩ xem, hắn ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.