chúng tôi không chú ý đến nguyên tắc lý luận của họ ở đây.- Người sáng lập ra thứ chủ nghĩa
xã hội Anh là một chủ xưởng, tên là Ô-oen. Cho nên chủ nghĩa xã hội của ông, về thực chất,
đã vượt lên trên sự đối lập giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, nhưng về hình thức thì vẫn
hết sức khoan dung đối với giai cấp tư sản và ở nhiều mặt rất bất công đối với giai cấp vô
sản. Những người xã hội chủ nghĩa hết sức hiền lành và ôn hoà; dù chế độ xã hội hiện tại có
xấu như thế nào, họ vẫn thừa nhận nó, bởi vì ngoài sự tranh thủ dư luận xã hội ra thì họ phủ
nhận mọi con đường khác để cải biến nó. Đồng thời, những nguyên tắc của họ trừu tượng
đến nỗi nếu chúng vẫn giữ những hình thức hiện nay thì không bao giờ có thể tranh thủ được
dư luận xã hội. Ngoài ra, những người xã hội chủ nghĩa còn luôn luôn than phiền đạo đức suy
đồi của các giai cấp hạ đẳng; họ không thấy được những yếu tố tiến bộ trong sự tan rã đó của
chế độ xã hội và không thấy được sự suy đồi đạo đức tệ hại hơn nhiều của các
giai cấp có của giả nhân giả nghĩa, chỉ theo đuổi lợi riêng. Họ không thừa nhận sự phát triển
lịch sử, cho nên họ mưu tính đưa đất nước vào tình trạng cộng sản chủ nghĩa ngay lập tức,
chứ không phải bằng con đường tiếp tục triển khai cuộc đấu tranh chính trị cho đến khi hoàn
thành và bản thân nó cũng thủ tiêu [sich selbst auflost]
1*
. Cố nhiên họ không hiểu tại sao
công nhân căm thù người tư sản, nhưng họ cho rằng lòng phẫn nộ, cái duy nhất có thể đưa
công nhân tiến lên ấy, là vô ích, và họ đề cao lòng từ thiện và bác ái càng vô ích hơn trong
thực tế hiện nay của nước Anh. Họ chỉ thừa nhận sự phát triển của tâm lý, chỉ thừa nhận sự
phát triển của con người trừu tượng không có liên hệ gì với quá khứ, trong khi toàn bộ thế
giới, và cùng với nó là mỗi cá nhân riêng lẻ đều trưởng thành từ quá khứ đó. Vì vậy họ quá
mọt sách, quá siêu hình, và kết quả của họ chẳng được bao nhiêu. Một phần môn đồ của họ là
thuộc giai cấp công nhân, nhưng họ chỉ thu hút được một bộ phận rất ít, tuy đó là bộ phận có
học nhất và kiên định nhất. Chủ nghĩa xã hội, trong hình thức hiện tại của nó, quyết không
thể thành tài sản chung của giai cấp công nhân; muốn thế nó cần phải hạ thấp trình độ của
mình và tạm thời trở về quan điểm của phái Hiến chương. Nhưng chủ nghĩa xã hội đã trải
qua sự thử thách của phong trào Hiến chương, đã loại trừ được những thành phần tư sản, chủ
nghĩa xã hội vô sản chân chính, hiện nay đã được hình thành ở rất nhiều người xã hội chủ
nghĩa và nhiều lãnh tụ của phong trào Hiến chương - những người này hầu như là những
người xã hội chủ nghĩa hoàn toàn
1)
,-
chủ nghĩa xã hội ấy không bao lâu nữa sẽ đảm nhiệm vai trò trọng yếu trong sự phát triển
lịch sử của nhân dân Anh. Chủ nghĩa xã hội Anh có cơ sở rộng hơn nhiều so với chủ nghĩa
cộng sản ở Pháp, nhưng về mặt phát triển
1*
của nó thì lại lạc hậu hơn, nên tạm thời phải
quay về quan điểm của người Pháp để sau này lại sẽ vượt xa hơn. Cố nhiên là đến lúc đó thì
người Pháp cũng sẽ phát triển lên nữa. Chủ nghĩa xã hội đồng thời cũng là biểu biện kiên
quyết nhất của thái độ không tín ngưỡng tôn giáo đang ngự trị trong công nhân, đồng thời
biểu hiện gay gắt đến nỗi, công nhân, vốn có thái độ không tín ngưỡng tôn giáo một cách
không tự giác và thuần tuý thực tiễn thôi, thường đâm ra sợ hãi sự gay gắt đó. Nhưng ở đây