C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 407

toàn giống nhau, nhưng trên thực tế thì hoàn toàn khác nhau đến không thể điều hoà được.
Tại hội nghị quốc dân Bớc-minh-hêm tháng Giêng 1843, đại biểu của giai cấp tư sản cấp tiến
Xtuốc-giơ đề nghị bỏ cái tên Hiến chương ở trong điều lệ của Hiệp hội Hiến chương đi, lý do
là sau cuộc khởi nghĩa cái tên ấy khiến người ta liên tưởng đến những hành động cách mạng
bạo lực; nhưng mối liên hệ ấy đã có từ nhiều năm về trước mà trước kia ông Xtuốc-giơ chẳng
phản đối bao giờ. Công nhân không muốn bỏ cái tên ấy và, khi biểu quyết vấn đề, ông
Xtuốc-giơ bị thất bại. Anh tín đồ Cơ Đốc giáo ấy bỗng nhiên biến thành một giáo hữu trung
thành, dắt đoàn người thiểu số rút khỏi hội trường và thành lập "Hiệp hội đấu tranh cho
quyền đầu phiếu hoàn toàn" gồm những thành phần tư sản cấp tiến. Người tư sản mới cách
đây ít lâu còn là Gia-cô-banh ấy bỗng thấy khó chịu với những hồi ức cũ, đến nỗi ông ta phải
đổi từ ngữ quyền phổ thông đầu phiếu (universal suffrage) thành từ ngữ đáng buồn cười:
quyền đầu phiếu hoàn toàn (complete suffrage). Công nhân chế giễu ông ta và vẫn thản nhiên
tiếp tục đi theo con đường của mình.

Từ đó, phong trào Hiến chương đã trở thành một phong trào công nhân thuần tuý, không

còn phần tử tư sản nào nữa. Các cơ quan báo chí đòi quyền đầu phiếu "hoàn toàn", - "Weekly
Dispatch", "Weekly Chronicle", "Examiner", v.v.,- dần dần rơi vào giọng điệu
nhạt nhẽo như những tờ báo khác của phái tự do, ủng hộ tự do buôn bán, công kích dự luật
mười giờ và tất cả mọi yêu cầu đặc biệt của công nhân, nói chung là ít thấy chủ nghĩa cấp
tiến. Trong mọi cuộc xung đột, bọn tư sản cấp tiến đều liên kết với Đảng tự do chống phái
Hiến chương, họ đặt trọng tâm sự chú ý vào vấn đề về các đạo luật ngũ cốc, đối với người
Anh vấn đề đó không phải gì khác hơn vấn đề tự do cạnh tranh. Do đó giai cấp tư sản cấp
tiến đã hoàn toàn lệ thuộc vào ảnh hưởng của giai cấp tư sản tự do và hiện nay họ đóng vai
trò hết sức thảm hại.

Những công nhân thuộc phái Hiến chương lại càng tham gia tích cực bội phần vào mọi

cuộc chiến đấu của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản. Tự do cạnh tranh dễ gây nhiều đau
khổ cho công nhân nên họ căm thù nó; những kẻ ủng hộ tự do cạnh tranh, bọn tư sản, là kẻ tử
thù của họ. Tự do cạnh tranh hoàn toàn chỉ có hại cho công nhân thôi. Tất cả yêu cầu của họ
từ trước cho đến nay - dự luật mười giờ, bảo hộ công nhân chống lại nhà tư bản, lương cao,
chỗ làm bảo đảm, phế bỏ đạo luật mới về người nghèo - tất cả những yêu cầu ấy, ít ra cũng là
một bộ phận không thể tách rời của phái Hiến chương như là "sáu điểm", trực tiếp chống lại
tự do cạnh tranh và tự do buôn bán. Cho nên không nên lấy gì làm lạ rằng công nhân không
muốn biết gì về tự do cạnh tranh, về tự do buôn bán, về việc phế bỏ các đạo luật ngũ cốc, ít
nhất là rất thờ ơ với những yêu cầu ấy, thù ghét sâu sắc những người ủng hộ chúng, - điều ấy
toàn thể giai cấp tư sản Anh không thể hiểu được. Chính ở vấn đề này mà giai cấp vô sản
chia tay với giai cấp tư sản, phong trào Hiến chương chia tay với phong trào cấp tiến, và lý trí
của người tư sản không thể hiểu được điều này bởi vì không thể hiểu được giai cấp vô sản.

Nhưng đó cũng là chỗ khác nhau giữa nền dân chủ của phong trào Hiến chương với mọi

thứ dân chủ chính trị trước đây của giai cấp tư sản. Về bản chất, phong trào Hiến chương là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.