C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 406

thôi. Toàn bộ cuộc nổi dậy vì thế mà thất bại. Giả sử ngay lúc đầu nó đã là cuộc khởi nghĩa
của công nhân tự giác, có mục đích rõ rằng thì nhất định nó đã thắng lợi được rồi. Nhưng
quần chúng bị bọn chủ xua ra đường phố trái với nguyện vọng của họ, không có mục đích gì
rõ rệt nên không thể làm được gì. Đồng thời giai cấp tư sản chẳng thèm nhúc nhích gì để thực
hiện những điều thoả thuận ngày 15 tháng Hai, đã rất nhanh chóng hiểu ra rằng công nhân
không muốn làm công cụ dễ sai khiến của họ, và cái hành vi không trước sau như một mà họ
đã thể hiện trong việc họ né tránh con đường "hợp pháp" lúc này rất nguy hiểm cho bản thân
họ; sau khi hiểu được điều đó họ bèn trở về lập trường tôn trọng pháp luật, chạy về phía
chính phủ chống lại những công nhân do
chính họ xúi giục, rồi sau đó bắt buộc phải khởi nghĩa. Giai cấp tư sản và tay sai trung thành
của họ gia nhập các đội cảnh sát đặc biệt ở Man-se-xtơ, đến các nhà buôn người Đức cũng
tham gia, tay cầm can, mồm ngậm xì-gà, đi diễu một cách hoàn toàn vô ích trên các đường
phố; ở Prét-xtơn họ ra lệnh bắn vào nhân dân, thế là cuộc khởi nghĩa tự phát của nhân dân
bỗng nhiên phải đối diện không những với lực lượng vũ trang của chính phủ, mà còn với
toàn bộ giai cấp có của. Công nhân vốn không có mục đích gì rõ ràng nên đã dần dần giải
tán, và cuộc khởi nghĩa kết thúc không có hậu quả gì nghiêm trọng. Sau đó, giai cấp tư sản
còn làm nhiều điều bỉ ổi khác; họ tỏ ra ghê tởm những hành động bạo lực của nhân dân hòng
tự bào chữa, thái độ ấy thực chẳng ăn khớp gì với những lời lẽ cách mạng mà họ đã phát ra
hồi mùa xuân; họ đổ tất cả tội lỗi cho những "kẻ xúi giục" thuộc phái Hiến chương v.v., mặc
dù để gây ra khởi nghĩa, chính họ đã làm nhiều hơn phái Hiến chương, họ lại trở về một cách
vô liêm sỉ cực độ cái lập trường cũ của họ về tính thiêng liêng của pháp luật. Phái Hiến
chương hầu như hoàn toàn không tham gia công việc chuẩn bị khởi nghĩa, họ chỉ làm cái việc
mà chính giai cấp tư sản đã sửa soạn làm, tức là lợi dụng tình thế, nhưng họ lại bị toà án truy
tố và xử tội, còn giai cấp tư sản thì không mất gì, mà trái lại trong thời kỳ đình công lại còn
có thể bán hết được hàng hoá tồn kho để thu lợi.

Kết quả của cuộc khởi nghĩa này là sự tách rời hoàn toàn giữa giai cấp vô sản và giai cấp

tư sản. Phái Hiến chương trước đây cũng hoàn toàn không che giấu rằng họ sẵn sàng dùng
mọi biện pháp để thực hiện Hiến chương của họ, thậm chí bằng cách mạng. Nhưng giai cấp
tư sản lúc này bỗng nhiêu hiểu rõ rằng bất cứ sự biến chuyển bằng bạo lực nào cũng đều
nguy hiểm cho họ, và không muốn nghe nói đến "lực lượng vật chất" nữa, mà chỉ muốn dùng
"lực lượng tinh thần" để đạt mục đích của họ, dường như lực lượng tinh thần với sự đe doạ
trực tiếp hay gián tiếp dùng lực
lượng vật chất là hai cái khác hẳn nhau. Đó là một trong những điểm tranh cãi, nhưng về sau
điểm tranh cãi ấy đã bị thủ tiêu do lời tuyên bố của phái Hiến chương, - phái này cũng đáng
tin cậy như giai cấp tư sản tự do, - nói rằng họ cũng không cần đến lực lượng vật chất. Điểm
tranh cãi thứ hai, và là điểm quan trọng nhất, giúp cho phong trào Hiến chương có được hình
thức chân thực của nó, là vấn đề đạo luật ngũ cốc. Quan tâm đến việc phế bỏ đạo luật ấy là
giai cấp tư sản cấp tiến chứ không phải là giai cấp vô sản. Vì thế Đảng Hiến chương trước
kia liền chia làm hai đảng mà những nguyên tắc chính trị của hai đảng ấy trên lời nói hoàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.